Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009
Kim Tùng vs Tưởng Xuyên năm 2007
Danh thủ Kim Tùng sinh năm 1974 vốn xuất thân từ Liêu Ninh kỳ phái thuộc thành phố Thẩm Dương .Nơi có đội cờ Đại Liên khá danh tiếng trên kỳ đàn Trung Quốc những năm gần đây .Bên cạnh các danh tướng lẫy lừng khác như Kim Ba , Miêu Vĩnh Bằng,Thượng Uy... Dưới sự chỉ huy của "Bất Nhượng Đại Tướng Quân " Bốc Phụng Ba " là 1 danh thủ có lối chơi khôn ngoan và dầy dặn kinh nghiệm trận mạc . Đúng như phong cách của Bốc tiên sinh khi huấn luyện đội tuyển Đại Liên khiến cho đội này có 1 lối chơi vô cùng hoang dã và khó chịu.Nếu như không cẩn thẩn thì dù là các kỳ thủ hàng đầu chăng nữa vẫn có thể bị bọn họ đánh cho tan tành nên ký giả Trương ÚC Vỹ trong một số các bài viết về cờ thường vẫn gọi họ là "đội quân cướp biển".Kim Tùng với kỳ nghệ xuất sắc của mình chính là 1 thành viên trụ cột trong đội quân đó.Tháng 11 năm 2008 vừa qua ở Quảng Đông,tại tổ mở rộng (với 182 kỳ thủ) của giải Dương Quan Lân Bôi 2008,đại sư Kim Tùng với chiến tích tuyệt vời 7 thắng 4 hoà,không thua ván nào đã giành chức quán quân 1 cách đầy thuyết phục.
Trước đó tại giải vô địch đồng đội toàn Trung Quốc năm 2007 diễn ra ở thành phố Quý Dương nơi có loại rượu "Mao Đài " nổi tiếng.Đội tuyển Đại Liên của anh thi đấu cũng khá thành công khi tiếp nhận vị trí thứ 3 toàn giải sau 2 đội Thượng Hải và Hạ Môn nhưng lại xếp trên hàng loạt các đại gia khác như Quảng Đông , Hắc Long Giang ,Chiết Giang...trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Kim Tùng với 13 điểm trên 21 vòng thi đấu .Sau đây xin gửi đến mọi người 1 trong những ván đấu hay của anh tại giải ở này trong vòng đấu thứ 5 khi không hẹn mà gặp Đại Liên và Bắc Kinh giáp chiến.
Ván đấu ngày 13/6/2007:Kim Tùng(Đại Liên) tiên thắng Tưởng Xuyên(Bắc Kinh)
1) B7.1 P2-3
2) P2-5 T3.5
3) M8.9 X9.1
4) X9-8 X9-4
5) M2.3 S4.5
6) S6.5 X4.3
Có thể nói việc bốc thăm gặp ngay Tưởng Xuyên kỳ thủ triển vọng nhất của đội Bắc Kinh đã gây nên áp lực rất lớn cho Kim Tùng .Vốn là kỳ thủ có lối chơi dũng mãnh quen vất vả chiến đấu trong thế hậu thủ rất giỏi bằng sở học "Liệt Thủ Pháo lẫn Bán Đồ Liệt Pháo " rất cao .Nay tưởng chừng có phần dễ dàng hơn khi được cầm quân đi tiên nhưng thật oái oăm cái luật cờ giải đồng đội là vô cùng khắc nghiệt khi chỉ ra rằng nếu bên đen hậu thủ hòa thành công thì được tính là thắng cờ ! Chính lý do đó khiến cho các kỳ thủ có tâm lý muốn đi hậu nhiều hơn ? Trong tình thế khó khăn Kim Tùng quyết định tiến binh chờ đợi đây là 1 điều ko bất ngờ bởi ai cũng biết Tưởng Xuyên gần đây kỳ nghệ thăng tiến chóng mặt đã tiếp cận hàng đầu quốc gia chưa kể lại rất rành món hậu thủ bình phong mã kinh điển để ép hòa cả Lữ Khâm , Triệu Hâm Hâm...
Sau 6 hiệp giao tranh ,Kim đại sư sử dụng lối đánh chặt chẽ trong thế biến cũ của tiên nhân chỉ lộ đối tốt để pháo bằng các nước m8.9 hay s6.5 chờ đợi .Trong khi đó Tưởng Xuyên ở hiệp thứ 5 lên sỹ thủ vững nhưng xem chừng có phần chậm chạp có thể đi trực tiếp x4.3 ngay cờ đen ko yếu .
7) p8-6 m2.4
8) x1-2 x1-2
9) x8.9 m4/2
Đấu xe nhanh nhẹn ,trước đây hay đánh p6.7 x2.9 ,m9/8 x4/3 , p5.4 m8.7 hình thành thế trận giằng co bên đỏ thiếu sức bật bên đen đủ sức chống đối .
10) p5.4 b9.1
11) p5-9 m8.9
Chủ động diệt tốt chuyển về cờ tàn
12) x2.6 p8-7
13) v3.5 b3.1
14) x2/2 p3/2
15) m9.7 ! x4/1
Thấy có cơ hội tốt là ko thể bỏ lỡ dùng mưu chế mưu .Bởi kế hoạch của Tưởng Xuyên là thoái pháo phòng ngự đường biên rồi sau đó mưu đồ hỗ trợ tốt 3 trợ chiến bằng nước m2.3
16) p9/1 x4-1
Nếu b3.1 , x2-7 m2.3 ,m7.5 ! x4-1 , x7-9 ... vẫn là bên đỏ dễ đi
17) p6-9 b3.1
18) x2-7 m2.3
19) p9-7 x1-3
Bên đen vất vả vô ích ,trong khi mã của Kim Tùng đã chuẩn bị vượt sông rõ ràng có ưu thế !
20)p7.3 x3.2
21) T5.7 p7-4
22) m7.5 hp.5
23) m5.6 tp.2
24) T7.5 b7.1
25) b3.1 Pt-7
Tuy có lỗ 1 tượng nhưng cờ đỏ hơn tốt thế quân vững trãi nhận thấy khó lòng tiến đánh danh thủ trẻ Tưởng Xuyên quyết định bay pháo chém mã hy vọng có thể đỡ hòa .Từ đây hình thành cuộc chiến pháo mã tốt kinh điển của cờ tàn .Những nước tiếp theo của nghệ thuật chuyển quân vận tốt của Kim đại sư là rất đáng học hỏi laugh.gif !
26) P9-3 B7.1
27) T5.3 M9.8
28) M6.7 Tg5-4
29) P3-6 M8.9
30) T3/1 P3.5
31) M7/8 Tg4-5
32) P6.4 ! M9.7
33) Tg5-6 S5.6
34) S5.4 ! M7/6
Những nước từ 26-32 đều là cách đi bắt buộc của 2 bên trong cuộc chiến tốt tượng .Đến hiệp thứ 32 Kim đại sư du pháo quá hà đã hình thế đối kháng lý tưởng sau đó xuất tướng ngự giá thân chinh sau đó phóng sỹ bỏ sỹ ghê người .Tưởng Xuyên lau mồ hôi sợ sệt ko dám tiếp nhận quân thí bởi nó quá nguy hiểm vội vàng thoái mã nhanh chân lui về mã bảo vệ biên cương .
35) b5.1 ! p3-9
Tiến tốt nhanh nhẹn thể hiện tầm nhìn sâu rộng nếu cứ sa đà việc bảo vệ tượng ko những vô ích mà lại làm giảm nhịp độ hành quân.Bởi nếu v1.3 b9.1 ... coi tượng cũng khó thoát vận đen .Nhưng chủ ý sâu sa ở đây chính là buộc con pháo 3 rời lộ nhằm giảm thiểu khả năng phòng ngự bên trái .Thúc đẩy cho việc thủ thắng !
36) s6.5 p9-8
37) p6-2 !! m6/7
Bây giờ thì chúng ta thêm hiểu được nước đấm tốt bỏ tượng sâu sắc của Kim Tùng .Mục tiêu khóa chặt con pháo lộ 9 ko cho về tiếp ứng phòng ngự là 1 kỹ xảo tinh tế trong các thực chiến cờ tàn ko xe . Nhưng giờ đây uy lực của nó đã tăng lên gấp bội bởi nó ko chỉ cản mặt pháo mà còn mở mặt tướng để tiến m8.7 .Hăm dọa p2-8 công kích rất nguy hiểm cũng hỗ trợ tốt đầu b5.1 .Bây giờ nhìn lại các nước 33 và 35 nếu ko có kiến thức sự hiểu biết về tàn cục rộng thì khó có 1 hình cờ lý tưởng đến thế .Nay Tưởng Xuyên thoái mã là bắt buộc vừa hạn chế pháo vừa cấm tốt qua sông nhưng nếu Kim Tùng đi :
38) m8.7 tg 5.1
39) p2/3 ! tg 5-6
Vừa khống chế pháo đen vừa đánh !
40) b9.1 b9.1
41) b9.1 b9.1
42) p2-8 p8/6
43) m7/6 s6/5
Thoái mã ko ham đánh khống chế cửa tướng ám phục p8-4 buộc Tưởng Xuyên thoái sỹ bây giờ vận dụng nốt con tốt 5 trợ chiến rất đúng lúc , cao !
44) b5.1 s5.4
Ko thể ăn tốt do đỏ có nước p8.5 chém pháo
45) b5-4 p8.2
46) m6/5 m7.8
47) b4.1 s6.5
48) m5/7 ! b9-8
Lấy thoái làm tiến mã vòng vèo tiến lên nhưng vẫn ko chế mã , pháo, tốt đen
49)m7.6 tg 6/1
50) m6/5 ! p8.1
Nước đi mã tiến thoái rất thú vị lấy giá pháo làm chính căn đường đi của mã pháo tốt đen theo 1 quỹ đạo rồi vận dụng con mã đứng đúng vị trí có lợi cho phòng ngự lẫn tiến công
51) b9-8 p8/3 ?
52) b8.1 T5.3
53) m5.3 b8-7
54) b8-7 T7.5
55) b7-6 T3/1 ?
Dường như Tưởng Xuyên vẫn chưa nhận ra chiến lược của Kim Tùng .Thực ra nên vận mã sang hành lang trái xem ra bàn cờ bớt bị động hơn .Bây giờ là lúc chín muồi 2 tốt đã chiếm được những điểm trọng yếu mã lộ 3 như hùm như hổ là lúc thích hợp tiến đánh khi 3 quân chiến của đen 1 góc đứng khá xấu ! Hệ quả từ cách vận mã khéo léo của Kim Tùng từ nước 48-50 .
56) p8.1 m8/9
57) p8-4 tg 6-5
58) m3.2 p8.1
59) b4-3 p8-6
60) p4-5 tg 5-4
61) b6-5 T1/3
62) b5-4 p6/1
63) b3.1 T5.3
64) b3.1 p6/1
65) b4-5 p6.6
Hơn 10 nước giao tranh qua bên đỏ 1 nước đi là 1 nước đánh bên đen gần như ko thể kháng cự chính là do các điều quân chỉnh sửa vị trí ,phong tỏa đen rất cao của Kim đại sư rất đáng để chúng ta lấy đó làm điều học hỏi trong thực chiến tàn cuộc .Nay Tưởng Xuyên tiến pháo phế sỹ ,Kim Tùng ko ăn mà cứ bình tốt sát cửa tướng là cách đi cờ chiến lược nhất quán ko vì lợi nhỏ mà bỏ đi đại cục .Do nếu p5.4 tất p6-4 ,p5-4 m9.8 , p4/4 p4/1 ám phục nhẩy mã ngọa tào (m8.9) bình tốt trợ chiến chiến thắng chưa biết về tay ai ?
66)b3-4 p6-4
67) p5-6 tg4-5
68) b5-4 ! Ts.5
Bình Tốt mở mặt pháo vẫn giữ được cục diện phong tỏa khắp bàn cờ .Đen nếu nhầm lẫn m9.8 tất m2/3 m8.9 , p6-5 v3.5 , m3.5 tg 5-4 , m5.7 vô phương cứu chữa
69) m2.3 m9.8
70) p6-3 p4/2
71) m2/3 b7-6
72)m2/4 m8.9
73) b4-5 T5.7
74) b5-6 tg5-4
Nếu m9.7 diễn biến như sau p3-5 tg5-4 , p5.2 m7/5 , tg 6-5 m5.3 , tg 5-4 Đen vô vị .Trong khi đỏ phục nước m4.3 sát thủ ! Bằng nước b4.1 s5.4 , p5-6 s4/5 ( tg4-5 thì b4.1 cục 1-0 )
75) m4.3 tg4.1
Lúc này đi m9.7 p3-5 diễn biến vẫn như trên diễn
76) p3-1 m9.7
77) m3/5 T7/5
78) m5/4 p4-6
79) m4/6 m7/5
Nếu T3/1 tất m6.5
80) m6.7 p6-4
81) p1.5 m5/4
82) tg6-5 p4-5
83) tg5-4 m4/3 ( bắt buộc do đỏ hãm bí nước m7.8 tg4/1 , b4.1 1-0)
84) p1-5 m3.1
85 ) p5/2 p5-6
86) p6-1 b6.1
87) tg 4-5 b6.1
88) m7.5 tg4/1
89) p4.2 (1-0)
Đến đây Tưởng Xuyên buông cờ ,chiến thắng rất vất vả nhưng cho thấy đại sư Kim Tùng ngoài khả năng đấu công mạnh mẽ hung hãn ra khả năng điều quân cờ tàn của anh cũng rất tinh tế và đáng nể .Sau gần 90 nước khổ chiến giao tranh đã mã đáo thành công giúp sĩ khí của Đại liên lên cao đáng kể sau khi chủ tướng Bốc Phụng Ba đã sớm thất thủ trước Trương Cường
Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét