Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

10 Thế Đơn Xa Thắng Sĩ Tượng Bền



Trong thực chiến, Đơn Xa thường hòa Sỹ Tượng toàn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, nếu các quân cờ bên Sỹ Tượng toàn không đúng vị trí, sẽ lộ nhiều điều yếu cho bên Xa công phá và giành phần thắng. Còn rất nhiều thế khác nữa, trong thực chiến nhưng cách di chuyển quân Xa cũng tương tự như trong clip dưới đây. 10 thế cờ dưới đây chỉ là một minh họa cụ thể.



10 Thế Đơn Xa Thắng Sĩ Tượng Bền



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Các Lễ hội Cờ Tướng ở Việt Nam

Lễ hội Cờ Tướng hàng năm ở phía Bắc. Ngày tháng đều tính theo Âm Lịch.
Tháng Giêng
  • Mồng 2 đến mồng 4 Tết ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Văn Miếu - Hà Nội)
  • Mồng 5 Tết gò Đống Đa (Quận Đống Đa - Hà Nội)
  • Mồng 6 đến mồng 9 Tết ở Chùa Vua (Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội)
  • Hội Lịch Diệp (Hà Nam): Mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng
  • Hội Cổ Loa: mồng 6 tháng Giêng
  • Hội Mê Linh: mồng 6 tháng Giêng
  • Hội Đa Hội: mồng 10 tháng Giêng (cờ bỏi)
  • Hội Giang Xá (Hòa Đức - Hà Tây) 12 tháng Giêng
  • Hội Lim (Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 24 cây số): 13-15 tháng Giêng
  • Hội Thổ Hà: 19-21 tháng Giêng
Tháng Hai
  • Hội Ninh Hiệp (Làng Nành - Bắc Ninh) mồng 5 tháng Hai
  • Đền Giàn: ngày 10 tháng Hai
  • Hội Làng Hồ: ngày 10 tháng Hai
  • Hội Đền Đông Cổ (Nguyên Xá - Từ Liêm - Hà Nội)
  • Hội cờ làng Hòe Thị: ngày 10 tháng Hai
  • Hội Ỷ Lan Nguyên Phi: ngày 19-21 tháng Hai
Tháng Ba
  • Hội Sủi (Bắc Ninh): ngày 2 tháng Ba
  • Hội Liên Hà (Đan Phượng - Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 18 cây số): ngày 8 tháng Ba
  • Hội Đền Hùng (Phú Thọ): từ ngày 6-10 tháng Ba
  • Hội Đền Đô (Bắc Ninh): từ ngày 14-16 tháng Ba
  • Hội Lệ Mật (Bắc Ninh): từ ngày 20-22 tháng Ba
Tháng Tư
  • Hội Làng Gióng (Hội Phù Đổng Thiên Vương - Bắc Ninh): từ ngày 7-9 tháng Tư
            Đấu cờ người ở lễ hội Chùa Vua
         Đấu cờ người ở lễ hội Văn Miếu

                  Hội cờ Đống Đa

Kỳ thủ mù với cách chơi “cờ tưởng” độc đáo


     Vài năm trở lại đây, dân mê cờ tướng Đà Nẵng thường tập trung về một quán cà phê cóc ở góc đường Ngô Gia Tự. Đây là “đại bản doanh” của một kỳ thủ đặc biệt mà ai cũng muốn được thử đọ sức.

Ông là Trần Trọng Việt Nhân, năm nay 51 tuổi, bị mù cả hai mắt. Ông từng đoạt giải quán quân cờ tướng dành cho người khiếm thị toàn quốc năm 1999 và giải thể thao Thập kỷ người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương năm 2001.
Niềm đam mê vô hạn




Kỳ thủ mù Trần Trọng Việt Nhân đang đọ sức cùng một người sáng mắt tại quán cà phê cóc số 78 Ngô Gia Tự (TP Đà Nẵng).

Ông người gốc Quảng Trị. Dù định cư ở Đà Nẵng đã mấy chục năm trời nhưng chất giọng Quảng Trị vẫn còn đặc sệt. Ngược với sự tò mò háo hức của vị khách lạ, ông chỉ trầm ngâm: “Có năng khiếu gì đâu. Tôi chơi được cờ tướng đến bây giờ cũng là nhờ tôi bị mù đó”.
Ông kể, ông làm quen với bàn cờ khi còn là chàng trai 25, 26 tuổi. Trước đó ông đã bị mù một mắt do bệnh từ năm 13 tuổi, vài tháng sau, có người khuyên ông ra Hà Nội chữa mắt. Ông khăn gói đi chữa, mắt lành đâu chẳng thấy, chỉ thấy con mắt còn lại cũng mờ dần rồi mù hẳn khiến ông phải mất một thời gian dài để làm quen với bóng tối.
“Khỏi phải nói những năm đầu chán nản đến chừng nào. Tôi không có nổi một niềm vui. Cũng may tôi có cờ tướng làm bạn”. Đó là một lần ông đến chơi nhà người hàng xóm, thấy ông đến nhưng gia chủ và nhiều người bạn đang xúm vào bàn cờ tướng quên mất người khách. Ông nghĩ: “Cờ tướng có chi hay mà người ta mê đến vậy?”.
“Bực mình”, ông về nhất quyết học chơi cờ bằng được. Những ngày sau đó, ông một mình một gậy đi bộ cả chục cây số đến nhờ một người bà con dạy chơi cờ. Ban đầu ông chỉ định chơi cho vui nhưng chẳng mấy chốc mà thành “nghiện”. Đến nỗi ngày nào không có ai đến đánh vài ván là ông lại ôm bàn cờ đi tìm người rủ chơi.
Nhà hàng xóm cũng “ngán” cái kiểu mê của ông. Ông lần tìm đến các quán cà phê có dịch vụ đánh cờ để được thỏa mãn đam mê. Cái duyên với quán cà phê cóc 78 Ngô Gia Tự này cũng bắt nguồn từ đó.
Những người bạn cờ của ông kể, ông có biệt danh là vua “cờ nhắp”, tức đánh cờ nhanh thì không ai đánh thắng được ông. Nhưng ông nổi tiếng trong giới cờ tướng Đà Nẵng không chỉ vì thế mà còn vì niềm đam mê cờ tướng đến vô hạn của ông.
Năm 2000, vào một đêm say cờ, ông “chiến” với mấy bạn cờ từ sáng hôm nay đến tối hôm sau mới về nhà. Ông đánh theo kiểu “xa luân chiến”, đến bữa ăn tạm miếng bánh mỳ rồi lao vào “chiến” tiếp. Sau lần đó, người vợ mà ông nhọc công cưới về cũng quá ngán ngẩm, đành bỏ ông mà đi. Ông ở vậy nuôi con từ đó đến nay.
Hiện con gái ông đã học lớp 6. Ông vào hội người mù quận Thanh Khê và làm phó chủ tịch hội. Niềm đam mê cờ tướng của ông không vì thế mà giảm. Suốt chừng ấy năm ông làm bạn với cờ tướng để vơi bớt nỗi cô đơn.


Vua “cờ tưởng” xứ Quảng
Mang theo sự tò mò về kỳ thủ mù, tôi tìm đến địa chỉ trên. Đó là một quán cóc nhỏ chưa đầy vài chục mét vuông với rất nhiều bàn cờ tướng được để sẵn phục vụ khách. Trong gian phòng nhỏ, hàng chục khách đang xúm quanh một bàn cờ tướng, nơi đang diễn ra một trận cờ quyết liệt giữa kỳ thủ mù và một thanh niên sáng mắt.



Chơi bàn cờ trong tâm tưởng


“Người ta ăn gian thì làm sao ông Nhân biết được mà đánh” - tôi tò mò. Bà chủ quán trấn an: “Mù mắt nhưng ông ấy nhìn thấy bàn cờ hết đấy”. Để chứng minh, bà chủ quán liền tiến lại gần bàn cờ và ra hiệu với mọi người nhẹ nhàng lấy đi một quân tốt. Đến lượt đi của kỳ thủ mù, ông rà bàn tay lên bàn cờ rồi chần chừ mãi không đi: “Hình như thiếu một quân. Có ai đó lấy mất một quân thì phải”.
Ông Nhân giải thích ông không nhìn bàn cờ bằng mắt như những người bình thường mà nhìn bằng trí nhớ và cảm giác. Bàn cờ ông đang chơi cũng không nằm trên bàn mà nằm trong đầu ông. Và khi đánh ông thường cũng không quan tâm đến bàn cờ thật. Bởi thế, để có thể chơi được thứ cờ này (người mù gọi là “cờ tưởng”), ông thường phải vẽ ra một bàn cờ riêng trong suy nghĩ của mình và “chơi” trên bàn cờ đó. Để có thể thắng được đối thủ, ông thường phải dự tính trước ít nhất là 6 đến 8 nước và đánh theo đó.
“Dù đánh bằng tưởng tượng nhưng chẳng mấy khi ông chịu thua bất cứ đối thủ nào đâu” - bà chủ quán thán phục kể. Cũng tại quán này năm trước, có 2 người ở Bình Định nghe tiếng của kỳ thủ mù nên khăn gói ra Đà Nẵng thách đấu. Kết thúc, ông Nhân thắng được một người và hòa người còn lại. Cả hai người này đều sáng mắt.
Ông còn kể, trong giải cờ tướng người khiếm thị toàn quốc năm 1999 tại Hà Nội, trong trận chung kết, đối thủ khiếu nại ông chơi không đẹp và thách ông sắp lại bàn cờ. Ông sắp lại như in. Và ở giải đó, ông dành giải quán quân cùng sự thán phục của các đối thủ. Ở giải cờ tướng toàn TP Đà Nẵng 2 năm trước do Liên đoàn lao động TP tổ chức, ông cũng xuất sắc giành huy chương đồng trong khi giải đó dành cho người sáng mắt. Ngay cả HLV đội cờ tướng Đà Nẵng Trần Văn Ninh cũng phải tấm tắc: “Cờ anh Nhân đi như ma thuật. Ngay cả nhiều kỳ thủ sáng mắt của đội cờ tướng Đà Nẵng cũng gặp nhiều khó khăn khi đấu với anh ấy”.
Điều đáng tiếc nhất với ông là không hiểu vì lý do gì, từ đó đến nay giải không được tổ chức thêm một lần nào nữa. “Người mù cũng có quyền được chơi cờ. Và nếu có thêm một vài sân chơi nào đó để thi thố nữa thì người mù mê cờ cũng bớt thiệt thòi” - kỳ thủ mù tâm sự.

Sạt nghiệp vì thắng Kỳ vương

  
Kỳ vương Lý Chí Hải sinh năm 1926 tại huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Trong suốt thập kỷ 50, danh tiếng ông lẫy lừng khắp Hồng Kông. Sang Nam Dương du đấu, ông thắng như chẻ tre và được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ vương Đông Nam Á.   

Năm 1959, lần đầu tiên ông đến Sài Gòn và thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Đến năm 1963, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, ông lại sang Việt Nam phục hận tại giải "Cảng-Việt tượng kỳ tái". Ít ai ngờ rằng, chuyến đi này của ông đã làm thay đổi cuộc đời của hai danh kỳ Việt Nam.Tại Chợ Lớn thời bấy giờ, trên con đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) có tiệm thuốc Bắc nổi tiếng của gia tộc họ Trần: khách hàng ra vào nườm nượp, thu nhập hàng tháng cả chục cây vàng. Người chủ tiệm không ai khác là kỳ thủ Trần Đại Sanh (Tài Sáng, nay khoảng 70 tuổi), một trong những tài năng trẻ trong giới cờ người Hoa tại Sài Gòn. Ông là lớp kế thừa xứng đáng của những Kỳ Triển Bàng, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương…

    Tài Sáng có lối đánh thông minh và nhiều sáng tạo. Trong đợt sang Việt Nam du đấu, Kỳ vương đã thất thủ trước Tài Sáng (1 hòa, 1 bại). Ngay sau chiến thắng này, ông được báo chí hết lời ca ngợi, nhiều người nhìn bằng con mắt thán phục. Nhưng vốn trẻ tuổi lại giàu sang, ông sinh ra lêu lổng và bắt đầu tham gia vào những cuộc cờ đỏ đen. Nhận thấy đây là cơ hội kiếm tiền thuận lợi, nhiều kỳ thủ "lão làng" bắt đầu tìm cách khích bác và dụ Tài Sáng vào bẫy bằng những trận tỷ thí lên đến cả cây vàng. Thật ra, tuy thắng được Kỳ Vương nhưng về kinh nghiệm và độ sáng tạo, Tài Sáng không thể hơn được những đàn anh của mình. Càng đánh càng thua, càng thua càng đánh, suốt ngày chỉ thấy ông xuất hiện trước bàn cờ; công việc kinh doanh bỏ bê, mặc cho vợ con lo liệu. Dần dần khách hàng thưa đi, bao nhiêu tiền bạc trong nhà cũng bị "nướng" vào những ván cờ vô bổ. Vài năm sau, cái tiệm thuốc Bắc nổi tiếng ấy của gia tộc họ Trần đã phải sang nhượng lại cho người khác. Tên tuổi kỳ thủ Trần Đại Sanh cũng từ đó mà chìm vào quên lãng.

     Đất Mỹ Tho cuối những năm 50 có tiệm trà nổi tiếng là "cực thơm" nhờ kỹ thuật ướp gia truyền khéo léo và sự siêng năng, luôn tìm tòi những công thức mới của ông chủ tiệm. Ông đã "sục sạo", tìm tòi những loại trà hảo hạng nhất khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tên ông là Văn Hư Bạc (tự Văn Thuận, lớn hơn Tài Sáng vài tuổi). Ngoài trà, Văn Thuận còn nổi tiếng trong làng cờ. Ông là nhà vô địch tại Tiền Giang và xa hơn, khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ông cũng chẳng có đối thủ. Thỉnh thoảng, vào những ngày chủ nhật, ông phải chạy lên tận Chợ Lớn kiếm vài cao thủ để đọ sức cho "xứng đáng".

   "Thằng tiệm trà" (tên gọi thân mật của ông) chính là niềm tự hào của người hâm mộ cờ tướng Mỹ Tho thời bấy giờ. Nhân dịp sang Việt Nam du đấu, Kỳ Vương Lý Chí Hải được ông Nguyễn Văn Anh (một Mạnh Thường Quân tại Mỹ Tho) mời về tỷ thí cùng Văn Thuận. Sau hai ván, "thằng tiệm trà" đã bất ngờ hạ Kỳ vương (1 hòa, 1 thắng). Cũng sau chiến thắng này, cuộc đời Văn Thuận đã biến đổi y như Tài Sáng. Không hài lòng với trình độ "đã hạ được Kỳ vương", ông lên Sài Gòn đánh độ cùng các cao thủ khác, bỏ bê việc kinh doanh tiệm trà cho vợ. Không người chạy hàng, không còn đôi tay "khéo léo" của chủ tiệm, công việc kinh doanh rơi vào thế tất yếu: trà không còn "thơm" như xưa, khách hàng thưa dần. Đến một ngày, số tiền trong nhà không còn đủ cung cấp cho những cuộc đỏ đen, bảng hiệu tiệm trà của ông phải bị tháo bỏ. Đau khổ hơn, ông còn bị vợ bỏ, phải đi làm để kiếm sống qua ngày rồi cũng như số phận Tài Sáng, tên tuổi ông dần dần đi vào lãng quên. Sau ngày giải phóng, vợ con đã đoàn tụ cùng ông. Hiện gia đình ông đang sống tại huyện Nhà Bè, TP HCM.

Mã Pháo Tàn Cuộc Sát Chiêu (Ván 1-5)

Mã Pháo Tàn Cuộc Sát Chiêu (Ván 1-5)

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Tải cờ tướng online về máy

Tải cờ tướng online - phiên bản game cờ tướng chơi trực tuyến , cùng so tài với vô số các cao thủ hàng đầu Việt Nam. Nơi bạn thỏa sức giao lưu, cọ xát , học hỏi nhiều thế cờ thần diệu ngay trên chiếc điện thoại di động của bạn.

Tải cờ tướng online về máy điện thoại


Phiên bản lần này mình muốn giới thiệu với mọi người chính là phiên bản cờ tướng nằm trong game trà chanh quán - Chém gió vỉa hè.

Soạn tin nhắn TG 102976 gửi 6086 ( phí 500đ ) để tải trà chanh hoặc download trực tiếp theo link dưới đây:

Phiên bản Java :  Jar   |   Jad

Phiên bản android : Apk

Phiên bản ios :  Ipa

Chơi game này có gì hay?

Trà Chanh Quán, game mạng xã hội mới nhất năm 2012 với vô số những mini game hấp dẫn như : Phỏm, tá lả, ba cây, tiến lên miền nam, tiến lên miền bắc, liêng, binh... và nhiều trò chơi hấp dẫn khác. Ở đây, bạn tha hồ thể hiện cái tôi cá nhân và bản lĩnh của mình nhé!
Nếu bạn là những người yêu thích game, thích trải nghiệm những trò chơi mới, thích chinh phục những thử thách ở nhiều thể loại game khác nhau và muốn gia nhập một bang, nhóm cùng sở thích thì Trà Chanh Quán thật sự là một nơi tuyệt vời. Nó không chỉ mang đến cho bạn những tính năng chơi game mới lạ mà còn hỗ trợ những tính năng xã hội tiện ích.

Tai co tuong online và trải nghiệm.


Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Bàn cờ Tướng đặc biệt ở Tây Tạng

Quân cờ tướng cao nhất trên thế giới chính là quân cờ làm bằng... “người” của các trận cờ người. Thường các quân này có độ cao khoảng 1,6 - 1,8m tùy theo chiều cao của chính những người tham gia làm quân cờ.

Nếu bạn không muốn tính đến loại quân quá đặc biệt như trường hợp trên mà muốn biết về loại quân tĩnh, được con người chế tạo thì có lẽ quân cờ bỏi vẫn dùng tại các lễ hội, làng quê Việt Nam cũng chính là quân cờ cao nhất. Thường chúng có độ dài từ 1 đến 1,6m, làm bằng gỗ. Một số quân cờ bỏi còn có thêm bánh xe để người chơi đẩy đi.

Quân cờ có đường kính lớn nhất
   Quân cờ tướng dạng thông dụng là một khối trụ dẹt, các quân cờ được làm theo kiểu cổ điển thường không được cao quá ngang bụng. Quân cờ lại phải đặt trong bàn cờ, nếu quân cờ to quá sẽ dẫn đến bàn cờ phải rất lớn, khó khăn trong việc sắp xếp. Các loại quân có đường kính lớn cũng thường dẫn đến rất nặng nên khó di chuyển để chơi.
Do vậy nhiều bàn cờ khổng lồ được chế tạo ra chỉ mang tính trang trí. Những quân cờ ở công viên Xiangqi, Trung Quốc đã không có đối thủ trong việc giành danh hiệu kỷ lục quân cờ có bề ngang quá khổ. Bàn cờ chính là cả công viên, nó thể hiện một bàn cờ thế cổ.

 Bàn cờ Tướng đặc biệt ở Tây Tạng
    Thông thường, những quân cờ có kích thước lớn được sử dụng để trang trí hay trình diễn trong những lễ hội nào đó nhưng ở Tây Tạng, người dân ở đây lại có thói quen chơi cờ với những bàn cờ và quân cờ khổng lồ. Để làm được quân cờ lớn mà không quá tốn kém, người dân Tây Tạng có thể dùng băng tuyết để làm.
Ưu điểm của vật liệu này là dễ gọt, đẽo, và cũng dễ dịch chuyển chúng trên bàn cờ (chỉ là một khoảnh sân đóng băng bất kỳ) bằng cách đẩy trượt chúng trên mặt băng.    Người dân ở đây ai cũng rất khoái với cách chơi cờ đặc biệt này. Từ người lao động đồng áng, quân dân tại ngũ, trí thức đến trẻ em đều thường xuyên trổ tài khéo tay của mình trong việc tạo ra các quân cờ và so tài với nhau.
Kích cỡ quân cờ được người dân Tây Tạng ưa thích nhất là đường kính tới 2m, nặng hàng trăm kilôgam. Để di chuyển người ta phải cần tới 4 người lực lưỡng mới đẩy được chúng trượt trên sân băng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

P1-Trung Pháo cấp tấn trung binh vs B.P.Mã bình Pháo đối Xa

Trung Pháo cấp tấn trung binh vs B.P.Mã bình Pháo đối Xa 

 

 Tham Khảo từ: Cờ Tướng Căn Bản Khai Cuộc -Tác Giả: Hoàng Đình Hồng.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

P1-Trung Cuộc Thực Chiến [Cuộc 1-10]

P1-Trung Cuộc Thực Chiến


10 Ván đấu thực chiến của các danh thủ Trung Quốc, của các đặc cấp đại sư hay nhất.
-Ván 1: [0:00:34] Liễu Đại Hoa thắng Tưởng Chí Lương.
-Ván 2: [0:03:45] Từ Tuấn Kiệt bại Lý Lai Quần.
-Ván 3: [0:08:40] Từ Tuấn Kiệt bại Lý Lai Quần (2).
-Ván 4: [0:15:49] Đào Hán Minh thắng Sái Trung Thành.
-Ván 5: [0:25:25] Lý Trí Bình thắng Trịnh Nhưng Đông
-Ván 6: [0:27:52] Tăng Như Ý thắng Lý lai Quần.
-Ván 7: [0:30:05] Từ Thiên Hồng thắng Chu Tổ Cần.
-Ván 8: [0:38:16] Hoàng Dũng thắng Quách Tường Thuận (2 Xa vs 1 Xa Sĩ (treo) Tượng Bền)
-Ván 9: [0:43:36] Tôn Thọ Thành thắng Vu Ấu Hoa.
-Ván 10:[0:49:55] Vu Ấu Hoa thắng Lý Trí Bình.