Trần Tùng Thuận Hoa Nam Thần Long
■ Tác giả: Bàng Tiểu Mâu
________________________________________
Tạp chí Kỳ Nghệ số 12 năm 2006
Năm 1935 Đài Sơn tổ chức giải cờ tướng toàn huyện, Trần Hoằng Đạt đích thân đến đăng ký cho cháu trai. Giải lần này áp dụng thể lệ thi đấu loại trực tiếp, tổng cộng có hơn 60 kỳ thủ đăng ký tham gia. Lúc đó, Trần Tùng Thuận mới 15 tuổi đã chém tướng quá môn khiến mọi người vô cùng chú ý. Tuy sau đó bị chặn lại bởi Dư Chất Bình( một danh thủ mà trình độ gần tương đương với một trong tứ đại kỳ vương là Phùng Kình Như) nhưng giới cờ tướng đánh giá rất cao tài năng của Trần Tùng Thuận, đồng thời đặc cách trao giải thần đồng cho Trần.
Trong lần thi đấu này Trần không chỉ mở mang tầm mắt, sức cờ cũng tăng lên mà còn kết bạn với quán quân giải lần này, Đấu sơn Kỳ vương Lỗi Pháp Huy. Sau đó giới cờ lưu truyền giai thoại Lỗi Pháp Huy nhận Trần Tùng Thuận làm đệ tử. Sau đó một thời gian một trong Việt Đông Tam Phượng là Chung Trân cùng đến Đài Sơn du đấu, Trần lại có thêm một bạn cờ tiền bối.
Năm 1937 chiến tranh chống Nhật nổ ra Lỗi Pháp Huy sang Mỹ định cư, trước khi đi đã đích thân đến gửi gắm Trần Tùng Thuận lại cho Chung Trân. Chung Trân tuy nhỏ nhưng tinh thông toàn cục lại nghiên cứu tàn cục giang hồ rất sau như cục đầu tiên trong bộ đại cổ cục là Thất tinh hội tụ hay tàn cục xe tốt sau khi trải qua Chung Trân bất luận cầm Đỏ hay Đen đều có thể cầu thắng trên cơ sở hòa cờ. Trong chuyên mục cổ phổ tân thuyết trên nguyệt san tượng kỳ, tuyển lựa giới thiệu trên trung quốc tượng kỳ phổ và trong tìm hiểu bài cục giang hồ của báo Tượng Kỳ, thầy giáo Trần đều làm những tổng kết đối với những chiến cục áo diệu thâm hiểm. Sau đó một thời gian thông qua sự giới thiệu của Chung Trân, Trần Tùng Thuận đã có dịp được giao đầu với một trong tứ đại thiên vương là Phùng Kính Như. Trông quan cần phải biết, kỳ phong của Phùng Kính Như không quá coi trọng khai cục nhưng công phu trung tàn lại vô cùng cao thâm. Trần Tùng Thuận cả ngày cùng tranh chấp trên bàn cờ, lực cờ lẽ nào không tăng lên? Sau một thời gian trình độ của Trần Tùng Thuận đã tương đương với thầy Chung Trân, một số cao thủ Cảng Huệ như Ngô Triệu Bình, Hà Lỗ Ấm thậm chí đên một trong Hoa Trung tam kiệt Phương Thiệu Khâm đều không phải đối thủ của Trần Tùng Thuận.
Lúc đó những danh thủ trú tại Hồng Kông có Song Thương Tướng Đổng Văn Uyên và Thất tỉnh Kỳ Vương Châu Đức Dụ, thang niên Trần Tùng Thuần đều đã giao đầu qua với họ kết quả kích bại Đổng Văn Uyên nhưng trong cuộc chiến 5 ván với Châu Đức Dụ thì hòa danh hiệu Hoa Nam Thần Long từ đó dần nổi lên. Cùng với việc bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương Trần Tùng Thuận lại quay về nội địa tới Hoa Nam và Tây Nam du đấu đi qua các nơi như Thiều Quan, Qúy Châu, Quế Lâm, Liễu Châu, Côn Minh vv để nếm trải sự gian khổ khó khó khăn cuộc sống người chơi cờ trong xã hội cũ.
Sau thời kỳ kiến quốc Trần Tùng Thuận một mình một ngựa tiến lên Bắc Kinh cùng giao lưu với các danh thủ Kinh Hoa như Trương Đức Khôi, Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Tào Đức Thuần và thắng rất nhiều. Sau khi trở lại Quảng Châu vào các năm 1953, 1954 lại tiến hành hai trận 10 ván với ngôi sao mới kém Trần 10 tuổi là Dương Quan Lân hậu nhân rất tôn trọng đã gọi hai người là Song Bích Dương Thành.
Năm 1956 tổ chức giải vô địch toàn quốc lần đầu tiên, quy chế quy định mỗi thành phố chỉ được cử một kỳ thủ tham gia. Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận người là vận động viên, người là trọng tài cùng lên Bắc Kinh dự giải. Sau này Trần Tùng Thuận nhớ lại “ từ năm đó bắt đầu làm trọng tài quay đi quay lại chốc lát mà mấy chục năm trôi qua đến thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Trần Tùng Thuận được Uỷ ban thể dục thể thao tòan quốc trao tặng danh hiệu Đặc cấp trọng tài quốc tế lứa đầu tiên.
Sau giải vô địch toàn quốc đầu tiên tháng 12 năm 1956. Bắt đầu từ năm 1957 các danh thủ khắp nơi tời tấp đến thăm Quảng Châu thành phố cờ tường, như tháng 5 năm 1957 liên đội Bắc phương gồm tân khoa á quân toàn quốc người Cáp Nhĩ Tân danh thủ Vương Gia Lương và người xếp thứ 5 giải toàn quốc danh thủ Bắc Kinh Hầu Ngọc Sơn , tháng 7 năm 1957 liên đội Trung Hoa gồm Lý quân, Điện quân toàn quốc Hàng Châu Lưu Ức Từ và Vũ Hán Lý Nghĩa Đình, tháng 5 năm 1958 liên đội Hoa Đông gồm Hoa Đông đệ nhất kiếm Hà Thuận An, Lý quân toàn quốc danh thủ Huệ Tụng Tường, tháng 8 năm 1958 Lý Nghĩa Đình cùng ngôi sao mới của Kỳ Đàn kỳ thủ trẻ tuổi của Thẩm Dương Nhậm Đức Thuần liên quân. Trần Tùng Thuận cùng với Dương Quan Lân đại diện đội chủ nhà bình tĩnh ứng chiến. Tại những giải đầu lớn được tổ chức thất thường khi đó của kỳ đàn đội Quảng Châu liên tiếp giành thắng lợi từ đó mà bảo vệ được danh hiệu thành phố Tượng kỳ.
Tháng 5 năm1956 nguyệt san Tượng Kỳ do Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận chủ biên lần đầu tiên ra đời tại Quảng Châu. Nguyệt san có ảnh hưởng rất lớn tới từng thế hệ người hâm mộ cờ, về sau Tượng kỳ Đại sư Thượng Hải Vu Hồng Mộc từng nhớ lại “ việc vui nhất trong một tháng của ông là khi nhân viên đưa thư mạng quyển nguyệt san này đến vừa nhận được là liền bày bàn cờ ra nghiên cứu có lúc còn gửi thư tới hai vị chủ biên Dương Quan Lân, Trần Tùng Thuận để bày tỏ cảm nhận, ý kiến của bản thân.
Năm 1982 Trần Tùng Thuận dồn hết tâm huyết sáng lập báo Tượng Kỳ. Nhà hoạt động cờ tướng, tác gia sử văn Chiết Giang Từ Thanh Dạng từng viết: “ Tôi tự tận đáy lòng kính phục Trần tiên sinh, Ông đã bỏ không biết bao tâm sức cho việc này, không chỉ việc lo kinh phí làm báo đã rất khó mà còn vô vàn khó khăn khác như số lượng phát hành, chất lượng tờ báo. Ngay cả nguồn bản thảo đến cũng là một khối lượng công việc khổng lồ, Trần Tùng Thuận có thể nói là công đức vô cùng lớn lao.
Mùa xuân năm1979 tạp chí Kỳ Nghệ Giang tô xuất bản trong thời gian vòng loại giải đồng đội Giang Tô kỳ vận hội thứ 4. Trần Tùng Thuận nhận lời mới đã viết một bài về sự kiện này rất được các bạn kỳ hữu yêu thích. Trong lần phát hành số thứ 2 các biến hóa trong ván cờ chung kết giải cá nhân cờ tướng vận hội lần 4 giữa Vương Bỉnh Quốc và Hồ Vinh Hoa đều được phân tích bình chú rất tường tận. Theo lời của người chịu trách nhiệm biên tập Cam Vũ Thời ‘ngày thứ 2 sau khi nhận được bản thảo thầy Trần gửi tới đã lại nhận được một bức thư Ông gửi tới chỉnh sửa những chỗ chưa thỏa đáng trong tập bản thảo trước từ đó có thể thấy được sự nghiêm túc cẩn thận của thầy giáo Trần.
Trong bài viết này sẽ giới thiệu một ván cờ giữa Trần Tùng Thuận và Hà Thuận An tại giải Thượng Hải – Quảng Đông cuối năm 1960. Trong giải lần này đội Quảng Đông thắng đội Thượng Hải với tỉ số sít sao 17-15. Nhưng chiến tích của Trần Tùng Thuận với Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Trần Kỳ bốn vị danh tướng là một thắng ba hòa lập chiến công lớn cho thắng lợi cuối cùng của đội Quảng Đông. Thượng Hải Hà Thuận An tiên thua Quảng Châu Trần Tùng Thuận. Ngày 28 tháng 11 năm 1960 tại Quảng Châu.
Trung pháo quá hà xa đối bình phong mã tả mã bàn hà
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1
Hoa Đông đệ nhất kiếm Hà Thuận An từng biên soạn cuốn Trung Pháo tiến tam binh đối bình phong mã. Nay Đen tiến tốt 7 rõ ràng về chiến lược có ý muốn tránh sở trường của đối thủ.
4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 6. M8.7 T3.5 7. B5.1 …………
Đỏ xung tốt giữa tấn công tả mã bàn hà, chứng tỏ sự phong phú về hiểu biết bố cục của Hà Thuận An. Nguyên do là đội Thượng Hải trong năm này đã nghiên cứu rất kỹ biến hóa cao tả pháo công tả mã bàn hà. Hơn nữa tại giải đồng đội toàn quốc hai tháng trước, giải cá nhân các kỳ thủ Thượng Hải sử dụng bố cục này đã giành được chiến tích rất tốt ( trong giải Thượng Hải tổ chức tại Thượng Hải một tháng sau đó, đôị Thượng Hải khi gặp tả mã bàn hà nhất loạt đều chơi cao tả pháo.)
7.…………B7.1
Xung tốt 7 đuổi xe, nước cờ tất yếu. Nếu S4.5 củng cố trung lộ Đỏ sẽ B5.1 cờ Đen dễ kém.
8. X2-4 M6.7
9. B5.1 S4.5 lên sĩ củng cố trung lộ, trước ván này khi Trần Tùng Thuận đi sau gặp Chu Kiếm Thu của Thượng Hải đã chơi B5.1 tiếp theo M3.5, B5.1, M5.3, P8-7, X4/3 tiếp theo P8.2 Đỏ chiếm tiên thủ khá lớn.
10. M3.5 P8.5 11. B5.1 P8-3 Lúc này thông thường Đen chơi P2.1 tiếp B7.1, P8-3, B7.1, X8.6 hoặc M7/5 đều có thể giữ cân bằng. Hiện Đen trực tiếp ăn mã dường như trao chiến cơ cho Đỏ B5.1 phá tượng . Nhưng Đỏ M5/7 ăn mã , làm mất tiên cơ.
12. M5/7 P2.1 13. S6.5 …………
Đỏ bị Đen tiến pháo trói xe, tốt , nay lên sĩ cũng là không biết đi nước nào hay hơn, nếu M7.5 Đen có nước cờ hung hãn X8.6 .
13.………… P2-5
14. M7.5 …………
Đỏ tiến mã vội nên đổi lại P8.2, M7.5, T7.5, B7.1, X9-6 cục diện vẫn có thể ứng phó.
14.………… M7/5 Thoái mã bắt xe nước cờ hay.
15. P5.2 P5.3 16. T7.5 X1-2 17. P8.2 X8.6
Tiến xe hàng tốt , từ đây phản tiên đoạt thế.
18. X9-6 B3.1 19. X4-7 M3.5 20. X6.2 B7-6 21. X7-5 Hìnhvẽ……
Như hình vẽ Đỏ nếu không dùng xe chém mã mà đi P5.3 Đen sẽ T7.5, X7-5, P5.2, X6-2, P5/5, X2-5, X2.5, X5.3, X2.4, Tg5.1, X2-6 Đen thắng định.
21.…………P5/3 22. X6-2 B3.1 23. X2.3 …………
Nếu đổi lại X2.1 Đen sẽ B3-2, X2-4, B2-3, X4.2, X2.3, S5/6 Đen có thể B9.1 hoặc X2-4 Đen ưu lớn.
23.…………
X2.3 24. T5.7 B6-5 25. X2-1 Tg5-4 xuất tướng nhằm ăn sĩ , tính toán sâu xa. 26. P8/2 B1.1 27. X1-4 X2.4 lúc này đổi pháo, thứ tự đương nhiên.
28. X4-5 X2.2 29. S5/6 X2-4 30. Tg5.1 B5-6 31. Tg5-4 X4/3 32. X5/4 X4-1 33. X5-4 B6-5 34. X4-6 Tg4-5 35. Tg4-5 X1-6 36. Tg5/1 B1.1 37. B1.1 B1-2 38. T7/9 X6-7 39. X6-2 B2.1
Đỏ dùng tượng nhử Đen hi vọng Đen X7.3, Đỏ sẽ X2.2 đoạt tốt nhằm mong tranh hòa. Nhưng Đen đã thấy rõ ý đồ , trực tiếp xung tốt lộ 2 khiến cho Đỏ vô kế khả thi.
40. T3.5 B2-3 41. B1.1 B3.1 42. T5/7 X7-3 43. S4.5 B3.1 44. X2-6 X3/2 45. B1.1 X3/1 46. X6-5 B5-6 47. X5-4 B6-5 48. S5/ 4X3-4 49. Tg5.1 B3-4 50. Tg5-4 X4-9 Đen thắng.
Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét