Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Hướng dẫn sử dụng Sw Xqwizard

Sw Xqwizard : http://www.mediafire.com/?s133vydd5hr9bmd , hoặc http://sourceforge.net/projects/xqwizard/

Giới thiệu : SW Wizards là một phần mềm giảng dạy cực kỳ mạnh mẽ về cờ Tướng của Trung Quốc .
★ xây dựng hàng ngàn đĩa tháo dỡ các bài tập, cung cấp lưu trữ, xếp hạng, hướng dẫn và các tính năng khác để giúp cải thiện kỹ năng chơi cờ của những người đam mê cờ Tướng , trải nghiệm những niềm vui của cờ Tướng.
★ hỗ trợ nhiều động cơ siêu thông minh để đạt được khấu trừ phân tích cờ Tướng giữa con người-máy tính
★ hỗ trợ thuận tiện các biên tập viên game cờ Tướng, hỗ trợ nhiều định dạng và nhiều trình bày cho một bộ sưu tập cờ Tướng. Lựa chọn chỉnh sửa, hiển thị, xuất bản tốt nhất.
★ Hỗ trợ đầu vào bàn phím đĩa  để tạo thuận lợi cho người khiếm thị.đọc và chơi cờ Tướng
★ kho dữ liệu  khổng lồ trực tuyến với hàng ngàn ván cờ, hàng triệu hình cờ Trung cục, hàng trăm triệu ván cờ Tàn cục, vì vậy nó là một chuyên gia tuyệt vời.

SW này  có các Version cho hệ điều hành Android , Iphone , Ipad (Trang chủ : http://www.xqbase.com , trang chủ tiếng Anh : http://translate.google.com/translate?u=http://www.xqbase.com&langpair=zh-CN|en )

Sw này nạp các engine UCCI: Bạn fải tạo các Folder chứa riêng rẽ từng loại engine và các file hỗ trợ đi kèm (Ini ,Text....) trong sw hay bất kỳ 1 thư mục nào:


Mở càc data cờ chấp,cờ tàn và cờ thế : mấy cái này bạn mò dễ dàng từ các thư mục trên thanh tiêu đề của SW : có chữ ...(W), ... (C) và check vào các hàng chữ xổ xuống từ thư mục ,xuất hiện thế cờ ở bàn cớ nhỏ, kế bàn cờ nhỏ bên Phải có 1 khung chứa các Thế cờ theo nhóm.Bấm khung bên Trái fía dưới để xuất hiện thế cờ ở bàn cớ Lớn trên sw rùi sau đó để sw test hoặc bạn tự đổi move test với sw = tay (tương tự các sw Cyclone,intella...) .Fải bấm vào logo TV Red hay blk (nếu nó chưa chìm xuống) trên thanh tiêu đề cho sw tự test khi Thế cờ xuất hiện trên bàn cờ SW.

Sau khi install nếu trên PC bạn ko cài nhiều chương trình sw Chess khác thì các file MXQ,XQF hay PGN khi bấm vào sẽ mở trực tiếp = bàn cờ của SW Xqwizard.
Sau đó làm như hình sau : khi sw Xqwizard khi chơi 1 ván khai cuộc nào đó nó sẽ cho link online đến 1 loạt khai cuộc tương tự trong kho dữ liệu khổng lồ của web Xqbase để so sánh


Nếu bạn biết cách copy tên Các giải đấu và tên các kỳ thủ = chữ Tàu thì bạn dùng bước 4 để search chi tiết hơn:


SW Wizard chơi được gần như tất cả các Engine UCCI như: Kou,Bugchess,3D chess... ,nó ko sử dung được các engine UCI ,Winboard như Cyclone.Intella,Neuchess...

Copy các move của nó fia dưới khi mở các ván cờ trong danh sách Search rùi paste vào các file PGN mẫu Win,Draw & Lose. Ngoài ra click chuột Phải vào tên cục Cờ fia trên,chon down liên kết hàng loạt data Cục đó,save ở dạng html sau này mở ra nghiên cứu cũng tiện :


Nếu vào phần search chi tiết,chon dấu check cho từng loại: tiên thắng, tiên hòa, tiên thua thì nó vẫn phân loại data riêng rẽ.Ngoài ra mình có thể chọn data theo từng năm,từng tháng 1 cách cụ thể của bất cứ Giải đấu hay 1 cao thủ nào đó.

Save ván cờ trong data dưới dạng PGN :


Bạn nhìn ván cờ có các ký hiệu A,B,C,D,E và các số đi kèm + Thế cờ như ở trên là ván A13 là do qui tắc ECCO :  http://www.xqbase.com/ecco/ecco_intro.htm

    A.非中炮类开局(不包括仙人指路局)
    B.中炮对反宫马及其他


    C.中炮对屏风马
    D.顺炮局和列炮局(包括半途列炮局)
    E.仙人指路局

Tiếng Anh : http://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&langpair=zh-CN%7Cen&rurl=translate.google.com&u=http://www.xqbase.com/ecco/ecco_intro.htm&usg=ALkJrhj5CNan82EcqEcVzlaLpBZLMd1_6w

A. Africa-gun class start (not including immortal guiding Bureau)
B. The artillery horses and other anti-Palace
C. In Cannons VS Screen Horses
D. Shun artillery cannon Bureau and the Bureau of columns (including halfway out guns Bureau)
E. Immortal guiding Bureau

Khi bạn bấm vào những hàng chữ này nó sẽ mở ra rất nhiều Database phân loại theo chữ cái đó, Tỉ lệ Thắng - Hòa - Thua của từng loại khai cuộc.Cứ bấm tiếp tục vào các dòng chữ Màu Tím sẽ ra bàn cờ minh họa cụ thể.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Đơn Mã thắng Đơn Tượng

Yếu điểm đơn Mã hòa đơn Tượng là:
1. Tướng không lên trên đỉnh.
2. Tướng không nừm ở trung lộ, nếu Mã chiếu có thể lên Tượng cản Mã.
3. Tướng và Tượng không cùng nằm một bên.
4. Khi Mã chuẩn bị nhãy thế chữ Điền, Tướng không được di chuyển.
Đơn Mã thường hòa đơn Tượng, nhưng một số trường hợp có thể thắng, bên dưới là clips đề cập đến các vấn đề đơn Mã thắng đơn Tượng.

Đơn Mã thắng Đơn Tượng


Ba thiên tài cờ tướng của Trung Quốc !, Câu chuyện vỉa hè




Hồ Vinh Hoa-Hứa Ngân Xuyên-Triệu Hâm Hâm

Dưới đây là bài viết đánh giá về các anh tài cờ tướng Trung Quốc đăng trên tạp chí Kỳ Nghệ tháng 1 năm 2008 (Tác giả : Nhạn Điểm Thanh Thiên) :

Từ năm 1956,khi giải vô địch cờ tướng quốc gia lần đầu tiên được tổ chức,tính đến nay đã qua hơn 40 năm tranh đấu,kỳ đàn Trung Quốc đã chứng kiến sự lên ngôi của 13 nhà vô địch khác nhau.Họ đều là những danh kỳ thủ xuất chúng nổi bật hơn cả giữa hàng nghìn,hàng vạn các kỳ thủ khắp Trung Hoa.Tuy nhiên thời gian thì dài và anh hùng không hiếm nhưng mới chỉ xuất hiện có 3 nhân vật thiếu niên nhờ vào tài năng kiệt xuất mà có được vinh quang tột đỉnh khi tuổi đời chưa đến đôi mươi.Thực là những bậc anh tài,thiên tư kỳ lạ vậy !

Người thứ nhất khi mới ở tuổi 15 sinh ở thành phố Thượng Hải tên là Hồ Vinh Hoa,người thứ 2 sinh ở huyện Huệ Lai tỉnh Quảng Đông tên là Hứa Ngân Xuyên,còn người thứ 3 mới đây nhất tên là Triệu Hâm Hâm sinh ở huyện Ôn Lĩnh tỉnh Chiết Giang năm nay 20 tuổi nhưng đã lên ngôi cách đó 1 năm khi tuổi đời mới 19 mà thôi.

Năm 1960,thiếu niên Hồ Vinh Hoa lần đầu tham chiến tại giải đấu quốc gia toàn quốc ngay tại trận thứ nhất đã phải đụng độ “Kỳ đàn thần đồng” của tỉnh Hồ Bắc là Lý Nghĩa Đình mà không hề thua kém.Trận thứ 2 đụng độ “Sát tượng minh vương” của tỉnh Liêu Ninh là Mạnh Lập Quốc đã chiến thắng vẻ vang,gây cơn chấn động đầu tiên trong làng cờ.Trận thứ 3 tiếp kiến “Thần Châu đệ nhất nhân” và cũng là tượng kỳ quốc thủ,Dương Quan Lân,đã đánh 1 trận xuất thần,trung tàn ghê gớm buộc họ Dương phải đầu hàng.Sau đó liên hồi gây ra sóng to gió lớn,cuối cùng ở trận cuối cùng (trận thứ 10) gặp “Lão tiên nhân” Lưu Ức Từ,bằng tài cao chí lớn đã xảo diệu điều binh lập nên đại nghiệp mở đầu thời kỳ Hồ Vinh Hoa thập liên bá chủ kéo dài mãi sau này.

Hứa Ngân Xuyên tham gia kỳ đàn trong lúc quần hùng cát cứ phân tranh.Năm 1991,khi mới 16 tuổi đã đoạt hạng 3 toàn quốc được giới cờ đặt cho biệt danh là Tiểu Ngân Xuyên.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,lĩnh hội ý tứ cho rằng sau này sẽ là kỳ vương Trung Quốc.Năm 1993,Thanh Đảo hội chiến,Tiểu Hứa đệ nhất kỳ phong giáp mặt hàng loạt các anh hùng bách chiến như “Đông phương điện não” Liễu Đại Hoa,”Yên Triệu kiêu tử” Lý Lai Quần,”Giang Nam tài tử” Từ Thiên Hồng,”Tân Đông Bắc Hổ” Triệu Quốc Vinh,”Dương Thành thiếu soái” Lữ Khâm mà không hề nao núng và đã đánh đến trận cuối cùng chiến thắng trước “Bố cục chuyên gia” Hà Bắc Diêm Văn Thanh để đắc vị đăng quang chính thức hoành không xuất thế.

Triệu Hâm Hâm,Tiểu bá vương miền Hoa Đông lại là hiện tượng mới của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Bắt đầu nổi danh từ những năm đầu của thế kỷ mới.Năm 2002,Tiểu Triệu đoạt ngôi vô địch Trung Quốc ở độ tuổi thiếu niên.Năm 2004,khi mới 16 tuổi đã đứng hạng 6 Trung Quốc được phong Tượng kỳ đại sư.Năm 2006,trong cuộc hội chiến vinh danh Dương tiền bối lại đoạt được đệ nhất Dương Quan Lân Bôi trước rất nhiều hảo thủ.Năm 2007,tại giải Y Thái Bôi toàn quốc tổ chức ở Nội Mông Cổ,phong độ thăng hoa,liên hồi bách chiến,sau đó dùng đến tuyệt kỹ cờ nhanh loại bỏ cả Triệu Quốc Vinh và Lữ thiếu soái để một mình độc chiếm ngôi đầu,trở thành người thứ 13 trong lịch sử Trung Quốc từ trước đến nay có được vinh dự tối cao này.

Ba vị Hồ,Hứa,Triệu khi mới ở tuổi thiếu niên đã 3 lần gây lên chấn động,làm xôn xao toàn bộ giới cờ,quả thật đều khiến người ta kinh ngạc !

Sở dĩ như vậy vì cả 3 khi còn rất nhỏ đều được thừa hưởng niềm say mê đánh cờ từ gia đình,được cha mẹ dạy dỗ,truyền thụ sự hứng thú,đam mê với các quân cờ kỳ lạ,chính là gốc rễ cơ bản nhất để phát triển tài năng trở thành những anh tài tiếng tăm lừng lẫy khắp nước.Kỳ vương Hồ Vinh Hoa khi được các ký giả hỏi chuyện đều luôn nhắc đến sự truyền thụ những nước cờ đầu tiên của người cha khi ấy chỉ là 1 người công nhân bình thường ở bến Thượng Hải,còn như kỳ vương Hứa Ngân Xuyên thì may mắn hơn lúc còn ấu thơ được chính cha mình,1 người chơi cờ có tiếng ở địa phương tận tình dạy dỗ.Tân khoa Trạng nguyên Triệu Hâm Hâm thì xuất thân trong 1 gia đình doanh nhân ở Ôn Lĩnh,cha tuy bận bịu kinh doanh nhưng lại rất đam mê cờ tướng,sẵn sàng bỏ nhiều tiền của cho con học đánh cờ,sau này lại cho phép con theo nghiệp cờ với mong muốn trở thành người tài tiếng tăm nổi bật.

Để có thể trở thành những đại cao thủ như ngày nay thì cả 3 người Hồ,Hứa,Triệu đều không chỉ nhờ ở bản thân mà vẫn phải cần đến sự giúp đỡ,bồi đắp của các bậc danh sư,tài năng mới mãn thành và đạt được thành công như ý.Hồ Vinh Hoa thuở nhỏ theo học Đại Khánh tiên sinh được tập luyện bài bản mới có nhiều bước tiến sau này nhập tuyển lại được 2 lão danh thủ trứ danh toàn quốc là Hà Thuận An và Từ Thiên Lợi hết lòng đào tạo nên dù còn khá ít tuổi nhưng Hồ Vinh Hoa đã thông thạo rất nhiều chiêu thức cổ kim và lãnh hội đầy đủ tinh hoa của thế giới kỳ nghệ.Hứa Ngân Xuyên sau khi nhờ cha truyền thụ,võ công chỉ đủ để đoạt được quán quân nhi đồng sau chuyển sang theo học danh thủ Chương Hán Cường của Quảng Đông,nhờ thế kỳ nghệ mới ngày một tiến nhanh,đạt được thành công bước đầu,rồi khi 12 tuổi được nhận vào đội tuyển cờ tướng Quảng Đông có thêm sự huấn luyện nghiêm túc của các danh gia đương thời như Dương Quan Lân,Thái Phúc Như nên mới nhanh chóng thành tài và đảm đương trọng trách dành cho các kỳ thủ cao cấp nhất.Còn Hoa Đông tiểu tướng,Triệu Hâm Hâm khi còn 7,8 tuổi vốn đã là 1 thần đồng của huyện Ôn Lĩnh.Tiểu Triệu với danh hiệu Bách chiến hoan quân khi tham gia thi đấu ở tỉnh đều gặt hái vô số thành tích và để lại rất nhiều ấn tượng khó quên.Sau đó Triệu được chuyển sang học tập với 2 danh thủ là Trần Hàn Phong và Vương Hâm Hải thì kỳ nghệ bỗng chốc đại tiến cực nhanh.Năm 14 tuổi đã đoạt được danh hiệu quan quân thiếu niên toàn Trung Quốc được danh thủ năm xưa là Tổng tiêu đầu của đội cờ Thâm Quyến là đại sư Lưu Tinh chú ý,mời vào đội cờ của mình tham chiến các giải quốc gia,sau này khi ngồi ở vị trí tiên phong tại Giải đồng đội toàn quốc năm 2002,Tiểu Triệu với 9 trận bất bại (7 thắng,2 hòa) trở thành 1 hiện tượng rất đáng chú ý của năm đó.Đặc cấp đại sư Mạnh Lập Quốc chứng kiến bước tiến thần tốc của Tiểu Triệu còn viết hẳn 1 bài đánh giá đăng trên tạp chí Kỳ nghệ công khai ngưỡng mộ tài năng của Triệu đủ thấy Triệu tuy còn nhỏ nhưng chắc chắn đã không phải là 1 kẻ tầm thường !

Dẫu biết “Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên” chỉ bằng những căn cơ nhen nhóm,chỉ học từ chỗ đơn sơ “Mã tẩu nhật,Tượng tẩu điền,Xa hoành trực,Pháo cách sơn” mà sau vẫn có thể trở thành nhất quốc kỳ quân thì tất không thể chỉ nhờ vào mỗi có thiên tư tuyệt đỉnh trời ban mà cần phải có tinh thần mạnh mẽ,ý chí phi thường,ngày đêm rèn luyện công phu như giũa ngọc mài kim mới mong có được thành tựu to lớn sau này.Hồ Vinh Hoa dù 15 tuổi đã ở ngôi cao nhưng vẫn không hề tự mãn,vẫn một lòng học đạo 2 lão danh sư,sau cùng vận dụng như ý mới có được sự nghiệp liên bá lẫy lừng về sau.Hứa Ngân Xuyên năm 12 tuổi đã phải rời xa gia đình một mình lên tỉnh tập trung quyết tâm cầu nghệ.Triệu Hâm Hâm sau khi đoạt ngôi quán quân thiếu niên Trung Quốc nhưng tinh thần không lung lay,ngoài việc học Trung học ở trường ra thì ngày đêm vẫn không quên tập huấn nâng cao trình độ cùng các bậc đàn anh tại Trung tâm cờ tướng Hải Dương Trung của tỉnh Chiết Giang.

Hồ,Hứa,Triệu cũng như bao kỳ thủ kiệt xuất khác,xuất phát điểm thì khác nhau nhưng mục đích chung thì giống nhau là đều luôn luôn không muốn dừng lại,luôn muốn cầu tiến trong mọi tình thế của mình.Hồ Vinh Hoa khi đã quá ngũ tuần nhưng uy phong vẫn chưa hề suy giảm không phải vì tài nghệ của lão tướng quân này quá mức ổn định mà vì Hồ Vinh Hoa nhất quyết bỏ qua ý định thoái ẩn phong đao,vẫn luôn cầu mong chiến đấu,cống hiến và thách thức sự tiến lên của lớp trẻ.Hứa Ngân Xuyên sau khi đã có tên tuổi,trong suốt 10 năm đạt được vô số thành công nhưng vẫn chưa vừa lòng,tinh thần và thể lực lúc nào cũng ở trạng thái dồi dào,lầm trận là quyết thắng,phát huy hết mọi khả năng của mình.Triệu Hâm Hâm,tuổi còn trẻ,tính tình vui vẻ nhưng niềm say mê và khả năng tập trung thì rất lớn.Trước trận nói nói cười cười tự nhiên thoải mái.Trong trận nghiêm chỉnh,lặng lẽ.Sau trận vẫn chưa muốn bỏ qua,vẫn thích bình luận thêm về ván đấu.Tại giải Dương Quan Lân Bôi lần thứ 2 năm 2006 đã từng luận kiếm với Lữ Khâm đến tận nửa đêm mà chưa muốn dứt.

Hồ,Hứa,Triệu,3 vị kỳ thủ xét về tâm lý thì dù cho tuổi đời có khác nhau nhưng phong thái thi đấu,tiến thủ thì rất mực vững vàng,bản lĩnh.Mỗi người một phong cách nhưng tựu chung lại đều ở nước cờ tự nhiên với niềm tin tuyệt đối.”Công tâm vi thượng”,điều khiển quân cờ mà mình đang có,suy nghĩ thấu đáo,nhận xét tinh tường,tấn công vào mọi trang thái yếu kém của quân địch,buộc quân địch phải tự đầu hàng.Cách đánh biến hóa khôn lường nhưng không phát sinh kiêu ngạo,coi thường nên nhờ thế sức cờ đuợc duy trì ở mức tối thượng,đạt được vô chiêu mà thắng hữu chiêu,đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác chắc chắn không phải nhờ ở may mắn và sự ngẫu nhiên.Hồ Vinh Hoa được biết đến với phong cách chơi cờ Đa mưu thiện biến,quỷ đạo cơ binh.Hứa Ngân Xuyên nổi danh với công phu Kim Cương bất hoại,lối đánh chính thường dĩ bất biến ứng vạn biến.Triệu Hâm Hâm bản tính sáng tạo,khảng khái,lấy nhanh thắng nhanh,lấy vô thắng vô,dùng hữu hạ hữu,bất luận cương nhu đều là hòa hơp.Hồ,Hứa,Triệu khi lâm trận thấy biến thì không sợ,cơ mưu linh hoạt,phân tích rõ ràng,đi cờ dứt khoát phản ánh trạng thái thi đấu tinh anh,sắc sảo,bền vững dài lâu.

Người Trung Quốc vốn dĩ rất tin vào mệnh trời,trong lĩnh vực cờ tướng cũng thế.Họ tin rằng các kỳ thủ kiệt xuất đều là những người có thiên tướng chiếu mệnh.Mà đã là có thiên tướng thì dù có thất bại thế nào thì vẫn có thể đứng lên đạt được những gì mong muốn.”Khổ tâm chí,lao cân cốt,tiên nhược suy,hậu mãn thành”.Năm 1960,sau 1 vài thắng lợi rất đáng ngạc nhiên,Hồ Vinh Hoa gặp Vương Gia Lương bị danh tướng Hoa Bắc này xuất tuyệt chiêu thí quân công sát,Hồ không đỡ nổi mà thốt lên rằng ” Sát chiêu cao” nhưng dù vậy vẫn không chột dạ mà tiếp tục tiến lên.Rồi đến thời kỳ 1980 bị mất chức vô địch ở Lạc Sơn vào tay Liễu Đại Hoa,không còn xưng hùng xưng bá được nữa,tiếp đó trong các năm 1981,1982 lại liên tục thất bại.Kỳ nghiệp đã có phần chững lại.Rút ra từ thất bại đó,Hồ Vinh Hoa thâm sơn luyện kiếm để đến năm 1983 mới quay trở lại uy chấn giang hồ đoạt được quan quân,lấy lại danh tiếng năm xưa trở thành truyền kỳ không dứt của kỳ đàn Trung Hoa đại lục.Hứa Ngân Xuyên sau 2 năm tham gia giải cá nhân toàn quốc dù sắp vinh quang nhưng lại tuột mất.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,trên thế thắng lại thất bại nên chưa thuyết phục được quần hùng nhưng sau đó vì không cam lòng mà quyết tâm phục hận đến lần thứ 3 mới có cơ hội lên ngôi,hội kiến Triệu Quốc Vinh bị Triệu dùng chủy thủ “đoản thối xa” đánh cho tan tành nhưng vẫn ngẩng đầu tiến về phía trước,cuối cùng đắc vị quán quân,xưng vương từ đó.Triệu Hâm Hâm năm 17 tuổi tham gia giải cá nhân toàn quốc bị vướng vào rắc rối bên lề bị cấm thi đấu 1 năm,sau đó bị nhiều điều tiếng không hay,đúng là 1 cú sốc khó thể vượt qua nhất là với 1 kỳ thủ tuổi đời còn quá non trẻ.Tuy nhiên Tiểu Triệu đã bỏ qua nhiều lời phê bình,không phát sinh tư tưởng chán chường bỏ nghiệp nên cuối cùng đến năm 19 tuổi vẫn được đến Nội Mông Cổ thi đấu,đánh cờ chậm không khuất phục hết chư hầu,đến khi đấu cờ nhanh tình hình lại không sáng sủa,lành ít dữ nhiều bỗng dưng tâm tư thoát ngộ liên tục đánh ra thần chiêu quái biến vào tới tận trận chung kết rồi đoạt luôn quán quân,lập nên công trạng to lớn cho quê hương mà từ đó vang danh khắp nước,trở thành ngôi sáng sáng chói trên kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.

Hồ,Hứa,Triệu thực lực có thừa,cộng thêm tinh thần bền vững,có ý chí quật khởi mạnh mẽ,cầu tiến,có thắng có bại nhưng đều luôn coi trọng lấy đó làm bài học cho mình,sau đó nhờ vào lợi thế thiên tài trời ban mà phát huy đúng lúc đạt được công lao bậc nhất đến các danh thủ lâu năm đều phải hằng mơ ước,người bình thường chắc phải mấy mấy chục năm bỏ nhiều tâm huyết may ra mới có được thành công như thế.Họ không phải ở mức cao siêu thần thánh mà đều nhờ ở 1 khát vọng lớn lao,khai phá và nghiên cứu đầy đủ những lý thuyết cờ đã qua trở thành năng lực,tài nghệ ngấm dần vào tiềm thức của chính mình.Dựa trên nền tảng về 1 kho kiến thức vững vàng rồi từ đó biến hóa lên chứ không hề là sự ngẫu nhiên bộc phát.Hồ Vinh trong khi thi đấu các giải lớn vẫn không quên bỏ nhiêu công sức chuyên tâm xem lại các dạng khai cục cổ để cải tiến rồi bổ sung chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn của mình.Hứa Ngân Xuyên,căn bản thâm hậu coi chuyện nghiên cứu Khai cục là rất quan trọng,trong lối đánh chính thường bất biến vẫn luôn có điểm đột phá mới nhờ thế mới dành được nhiều chiến thắng vẻ vang.Triệu Hâm Hâm thừa hưởng tinh hoa trận thức của mấy trăm năm cộng lại nhưng không quá gò bó,vận dụng linh hoạt,sáng tạo,trong trận vẫn can đảm đem ra thử nghiệm chiêu mới,biến hóa kỳ lạ gây bất ngờ cho đối phương.

Thời đại mới,phát triển hơn,cờ tướng chắc chắn sẽ còn có nhiều bước tiến dài mạnh mẽ,sẽ xuất hiện nhiều anh tài cờ tướng tuổi trẻ và tài cao hơn nữa.Nhưng với những gì đã qua,đã được chứng thực,đã được ghi chép tỉ mỉ,cặn kẽ,có thứ tự và khoa học hơn có thể tạm coi như kỳ đàn ngày nay mới chỉ có 3 vị tướng gia đáng được gọi là thiên tài xuất chúng vậy.Ở họ chứa đựng đầy đủ tố chất và biểu hiện hơn người đủ sức thu hút lòng người mến mộ.Hồ Vinh Hoa với 40 năm chinh chiến chói lọi đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ năm xưa đang trên đường khai phá lý luận và thực tiễn thi đấu khốc liệt,khẩn trương của cờ tướng hiện đại.Hứa Ngân Xuyên với kiến văn sâu sắc,tư duy sâu xa,đại diện cho thế hệ kỳ thủ đương thời vừa tiếp thu vốn cũ,vừa mở rộng phát triển nâng cao lý luận hiện đại của cờ tướng.Triệu Hâm Hâm với lối nghĩ táo bạo,phong cách tự tin,không quên tinh hoa nguồn cội đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ tương lai,không ngừng tìm tòi,giao lưu mở rộng,trao đổi thông tin để đi đến 1 mức độ hoàn thiện và phổ quát hơn nữa trong nghệ thuật chơi cờ.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Danh Thủ Hà Quang Bố


   Danh kỳ hà quang bố mà làng cờ tướng Sài gòn, Chợ lớn thời bấy giờ quen gọi  Giáo Bố cùng danh thủ Nguyễn Thanh Ngoan, Hứa Văn Hải từng được tôn sư ( tam    bửu phật) của  viet nam Đương thời ông đi lại giang hồ khắp nam kỳ lục    tỉnh và cả các tỉnh miền trung để khiêu chiếu. năm 1932 , nhân chuyến qua    việt nam, Danh kỳ Triệu Khôn có so tài với Giáo Bố và ván thắng của Giáo Bố    được lão danh thủ Lê Vinh Đường ghi lại trong việt nam tượng kỳ phổ.

Danh kỳ trác tuyệt họ Hà
Hà Quang Bố thường được làng cờ gọi thân mật là Giáo Bố. Ông sinh năm 1907 ở    huyện Long Mỹ, trước kia thuộc Rạch Giá, sau này thuộc về Cần thơ. Vì ông    lập gia đình ở Cà Mau và làm việc tại đây nhiều năm nên mọi người lầm tưởng    ông quê quán ở Cà Mau.
Điều này có thể hiểu và thông cảm được, nhưng ai đó viết quyển " Gò công xưa"    ghi ông là người Gò Công thì không rõ đã căn cứ vào đâu?
Theo nhà nghiêc cứu Lê Vinh Đường thì Hà Quang Bố có lần nói với mình là hậu    duệ của người Minh Hương. Nhưng Hà Quang Minh- con trai thứ hai của Giáo Bố-    cải chính rằng dòng họ Hà này thuộc tộc người Việt vì chữ Hà viết có thảo    đầu.
Ông nội và cha của Hà Quang Bố đều là những người chơi cờ rất giỏi, lúc mới    lên 10, ông đã được cha là Hà Quang Vinh chỉ dạy, tiến bộ rất nhanh. Năm 15    tuổi, khắp huyện Long Mỹ không có một tay cờ nào đương cự lại ông.

Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất
Nhìn    chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng    linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công    nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học    trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang    Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là “cặp    thần Mã của giáo Bố”. Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý    Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa    Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất    xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương.
Danh kỳ hà quang bố mà làng cờ tướng Sài gòn, Chợ lớn thời bấy giờ quen gọi    Giáo Bố cùng danh thủ Nguyễn Thanh Ngoan, Hứa Văn Hải từng được tôn sư ( tam    bửu phật) của  viet nam Đương thời ông đi lại giang hồ khắp nam kỳ lục    tỉnh và cả các tỉnh miền trung để khiêu chiếu. năm 1932 , nhân chuyến qua    việt nam, Danh kỳ Triệu Khôn có so tài với Giáo Bố và ván thắng của Giáo Bố    được lão danh thủ Lê Vinh Đường ghi lại trong việt nam tượng kỳ phổ.

Kỳ Vương Lý Anh Mậu (P.2)

   


Lý Anh Mậu, em của nhà văn Lý Văn Sâm, là một đại kiện tướng về cờ Tướng Việt Nam. Hình bên là một trong nhiều bìa sách cờ thế của Lý Anh Mậu, trước đây được nhà xuất bản Khai Trí tại Saigon in lại rất nhiều. Đổi đời, bảng hiệu Khai Trí không còn nữa, nhưng sách cờ tướng của Mậu vẫn tái bản luôn.

Thời tôi còn niên thiếu ở Sài Gòn, Lý Văn Sâm đã nổi danh như cồn trong các tuần báo, nhật báo và văn học thời chống Pháp.

Tôi nhớ rõ lúc còn trẻ từng thuộc làu các câu thơ trên báo thế giới như câu chuyện Lục Quốc Tranh Hùng kể về giai thoại các ký giả, văn thi sĩ lừng danh thời đó như Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Ái Lan, Hoàng Tố Nguyên, Chim Xanh Liên Chớp...

Trong truyện Lục Quốc Tranh Hùng có ghi phần I;

Lý Văn Sâm bán áo nuôi con
Thẩm Thệ Hà qua sông tìm bạn mới


Hoặc

Thích chưng ảnh Vũ anh Khanh mang họa
Ham làm báo Dương Tử Giang ở tù...


Vì ông anh Lý Văn Sâm nổi tiếng quá, nên Lý Anh Mậu suy nghĩ.

-Ảnh nổi tiếng là văn nghệ sĩ quá rồi, bây giờ mình viết văn thì không hơn được ảnh. Vậy phải đi đường khác.

Con đường ưa thích nhất của Lý Anh Mậu là chơi cờ tướng vì từ thuở bé, cậu bé thần đồng ở Biên Hòa tuy nhỏ mà chưa nhường ai một nước cờ nào hết.

Tuy nhiên chơi cờ tướng thì suốt ngày ngồi còm lưng uống nước lã, Lý Anh Mậu phải tìm cách kiếm tiền để độ nhật. Vì thế nên ông xin vào tiệm hớt tóc để học nghề thầy hớt tóc, lấy rái tay. Chẳng mấy lâu đã thành thạo, ông bèn tự đóng một cái thùng cây nhỏ để đi hớt tóc dạo. Vừa kiếm cơm nuôi miệng, vừa gặp nơi nào có bày cờ tướng thì nhào vô xem cho đã hay đánh một vài ván với làng xóm cho vui.

Thế là với cái thùng hớt tóc, ông len lỏi khắp thôn xóm Biên Hòa, đi tới đâu cũng rao mời:

-Hớt tóc dạo đây.

-Hớt tóc lấy ráy tai đây!

Cứ thế mà ông kiếm cũng đủ tiền cho tấm thân gầy nhom, cái bụng lép xẹp của mình sống qua ngày.

Không nổi tiếng văn nhân nhà báo như người anh, nhưng ông được các vị lão thành trong làng kỳ thủ rất trọng vọng yêu mến. Ngày nọ ông cầm trên tay một ổ bánh mì baguet (bánh mì đũa) ngồi đưới gốc cây đa to ở đình Phú Thạnh, ăn bánh mì với hai ba quả chuối già, uống mấy ngụm nước mưa múc ở nhà người dân trong xóm đình.

Ngày xưa, mỗi nhà thường đặt một cái lu trước thềm để hứng nước mưa uống. Dựa bên cái lu, cái vại lớn, người ta có chống một cái sào có nạng, cháng hai cháng ba, rồi móc một cái gáo dừa để múc nước. Lu nước luôn trong vắt mát lạnh như nước đá để cho người qua đường ai khát thì uống khỏi trả tiền, cũng không cần một tiếng cám ơn cám nghĩa gì.

Đó là người dân Nam Bộ. Nhưng khi hiềm khích nhau, tranh tụng ruộng đất hay chuyện danh dự làng xã, có gia đình người em dành đất với gia đình anh ruột ở Cái Bè, họ lén mướn thầy bùa Chà Châu Giang thư ếm, và bỏ thuốc độc vào mấy cái lu nước uống ngoài sân để hại nhau.

Từ đó dân Hậu Giang cũng ngại bùa ngãi của bọn thầy người Xiêm, cả người Ấn. Nhất là sợ người Ấn võ nghệ cao cường một mình vác cái bị vải to đi bán dạo khắp nơi. Họ bán vải lụa tốt giá rẻ, bà con nào không tiền thì mua chịu cũng được, rồi hẹn ngày vài ba tháng trả tiền sau. Nhưng đừng ai quịt của họ một đồng nào cả, vì quịt thì bị họ thư ếm cho mà chết. Có người gian tham bị ếm bụng to sình, có người bị thư cả một cây kéo vào bụng.

Lý Anh Mậu biết chuyện đó, nhưng ông không sợ gì hết, cứ đi hớt tóc dạo, khát nước thì coi ai có ly nước ngoài thềm mà vào xin uống một hai gáo.

Bữa đó trời nắng nóng như lửa, ăn xong ổ bánh mì dài thòn như chiếc đũa rồi thấy khát nước, Lý Anh Mậu xách thùng hớt tóc lên đi dọc theo đám hàng rào bông bụp, tìm nhà có lu nước để uống. Thời may, trong căn nhà vách bổ kho, cột lớn như cột đình, lại cất nền đá ong nhà theo kiểu Tây, có vẻ bề thế của một ông phú hộ nào đó.

Trong nhà có tiếng chó sủa ra, Lý Anh Mậu vạch hàng rào nhìu vô thì thấy bốn năm ông già có vẻ kỳ lão, ăn mặc toàn gấm lụa đang đấu cờ tướng, tiếng nói cười vang ra cả ngoài mé lộ. Lý Anh Mậu xách thùng đồ nghề rao lớn:

-Hớt tóc dạo có lấy ráy tai đây bà con ơi... Hớt tóc dạo đây!

Phần nhiều Lý Anh Mậu chỉ hớt cho các chú học sinh hoặc đám con nít trong làng. Người lớn còn nhiều kẻ để tóc búi lên, ít ai thích hớt ngắn cho gọn

Mấy ông già vừa đánh cờ, vừa nhịp quân cờ lắc cắc, vừa hù dọa, trêu chọc nhau, có vẻ gay cấn quá tay.

Chàng họ Lý lúc đó mới mười bảy mười tám tuổi, độc thân sống bụi đời, lại ăn mặc lem luốc lang thang cũng chẳng kém gì cái bang ba bốn túi. Thấy đánh cờ thì phấn khích lên, giở tay đẩy cái cổng qua bên, xách thùng hớt tóc đi vào.

Bất thần hai con chó đen, loại chó Phú Quốc rất khôn ngoan, hung tợn nhảy sồ ra cắn lấy quần dài của chàng Lý lôi đi.

Lý Anh Mậu la hoảng:

-Chó! Chó!

Mấy cụ già mê chơi cờ không để ý cậu thanh niên bị chó lôi sệch vào sân rộng.

Người nhà ra la đàn chó, rồi hỏi:

-Ở đây có ai kêu vô hớt tóc đâu mà dám mở cổng vào nhà chứ!

Lý Anh Mậu mới hoàn hồn cúi đầu nói:

-Dạ... tôi xin phép bà chủ cho vô để coi đánh cờ tướng.

Bà ta cũng độ trung niên, vẻ mặt lộ ra vẻ đài các, nhưng cũng là người đạo mạo hiền từ nên hạ giọng:

-Vào nhà ẩu như thế, may mà con chó nó chỉ cắn quần thôi, nó dữ lắm có thể chồm lên cắn cổ đó nghen... con!

Lý Anh Mậu khúm núm:

-Dạ... dạ.

-Thôi ra ngoài đi hớt tóc đi. Mấy ông già đánh cờ tướng khá lắm, mầy vào coi nói bậy bạ thì ăn roi đó!

Lý Anh Mậu năn nỉ:

-Xin cho coi một chút thôi. Tôi không nói gì đâu!

-Ừ, coi bộ mầy mê cờ dữ lắm hả.

Lý Anh Mậu nói:

-Con thích lắm. Vừa coi vừa nghỉ chân một lát. Xin bà chủ cho con gáo nước lạnh!

Bà chủ nói:

-Đã đòi coi đánh cờ bây giờ lại đòi uống nước nữa chứ! Ai mà hầu dễ thế! Nói thì nói bà ta vẫn gọi một cô gái ra đem cho Lý Anh Mậu tô nước lọc, nói:

-Uống thì uống đi.

Cô gái trắng trẻo dễ thương cũng trạc tuổi như Lý Anh Mậu, cô trao tô nước lớn rồi hỏi tự nhiên:

-Còn khát nước nữa không!

-Hết khát rồi. Cám ơn cô!

Thấy anh chàng tuy có bộ dạng nghèo khó nhưng ăn nói lễ độ, cô gái gật đầu một cái rồi cầm cái tô đi vào nhà trong.

Lý Anh Mậu để thùng hớt tóc dưới cột nhà, đi lại gần các kỳ thủ. Đã đến lúc cờ tàn rồi, nhất là ông chủ nhà đang cầm cự với đối phương để kéo dài thời gian.

Ông Ba Lân, vừa đánh vừa lắc đầu:

-Ờ! ờ! Ván này hơi khó cho ta đây.

Ông Kỳ là đối thủ nói:

-Ráng gỡ đi ông bạn! Ông là tay chơi cờ hạng nhất ở vùng này mà.

Ba Lân chơt thấy có anh chàng trai trẻ đang chăm chăm nhìn mình, bỗng hỏi:

-Cậu ở đâu vào đây!

-Dạ đi hớt tóc dạo, thấy đánh cờ vui quá nên cháu mới vô coi thử!

Ông Ba Lân cáu lên: -Mầy con nít biết cái gì mà coi... thử chớ"

Lý Anh Mậu mê cờ, cóc cần nghe ông Ba Lân cự nự. Bỗng anh thấy sáng ra một nước cờ tàn bèn nói:

-Bác ơi! Bác cho con pháo bình ba rồi cho con chốt đầu lội qua sông đi bác.

Ba Lân suy nghĩ một chút, bèn làm theo lời thằng bé, chợt Lý Anh Mậu cười khúc khích nói nhỏ:

-Thọc cho xe xuống chiếu đi, còn chờ gì nữa.

Chỉ qua hai nước cờ đã gỡ thế bí cho chủ nhân, ông Ba Lân đang chơi bỗng xoa đầu Lý Anh Mậu một cái rồi nói:

-Khá lắm! Khá lắm!

Ông Kỳ đối thủ của Ba Lân nói:

-Chỉ tại cái thằng con nít này, không thì tao chiếu bí ổng rồi.

Lý Anh Mậu cười nói:

-Đó là nước pháo đôi, thế cờ "Minh tu sạn đạo ám độ trần thương" của anh chàng lòn trôn giữa chợ đó thôi.

Chỉ có Hàn Tín là lòn trôn giữa chợ, nhưng giọng nói quá độc ác vừa ám chỉ khinh miệt thế cờ tồi tàn này của Ấm Kỳ, khiến ông Ấm Kỳ đổ quạu quay lại:

-Thằng hôi hám này đi chơi chỗ khác đi.

Nhưng ông Ba Lân cười cười nói:

-Cứ để nó đứng đó, có... ăn thua gì đâu! Ấm Kỳ càu nhàu:

 -Cấm nói vô nói vào. Mầy mà còn nói bậy tao vả cho gãy răng hô của mầy đó.

Vì gỡ được thế bí nên ông Ba Lân phấn khích lên, ăn Ấm Kỳ hai ván nữa.

Đã xế trưa rồi, mệt mỏi nên họ dẹp bàn cờ để ăn cơm trưa.

Nhìn thấy Lý Anh Mậu còn đứng đó, ông Ba Lân lộ hẳn cảm tình nói:

-Mầy cao cờ lắm. Thích thì ở nhà tao vài ngày chơi cờ với tao nghe. Có gia đình vợ con gì chưa"

Lý Anh Mậu nói:

-Dạ... tứ cố vô thân!

-Vậy thì tốt. Ở lại hớt tóc cho mầy thằng cháu của tao, thôi vô ăn cơm rồi hãy tính sau.

Nhìn lại thấy Lý Anh Mậu lôi thôi quá nên nói:

-Nè... em tên gì. Đi tắm rửa cho sạch sẽ rồi tao đưa đồ mới mà mặc.

Suốt ba ngày Lý Anh Mậu ở lại nhà ông bá hộ Ba Lân, cứ ngày ngày ăn uống trà nước xong thì bàn cờ tướng bày ra đấu nhau.

Có ván được, có ván thua, nhưng những thế cờ lạ lùng của chú bé Lý Anh Mậu biến hóa càng lúc càng cao, càng lạ lùng. Tuy nhiên Lý anh Mậu rất lễ độ cứ gần chiếu bí ông Ba Lân, lại mở ra cho ông ta đánh tiếp.

Càng đánh càng say cờ, họ quên ăn quên ngủ. Có lần bà chủ ra nói với ông Ba:

-Nè... bộ ông muốn "ăn chay" luôn hả! 

Ông Ba khẽ cười nói:

-Thì bà chờ tui hết ván cờ này đã. Bà có mệt... thì đi nghỉ sớm đi.

Cô gái ban đầu cho Lý Anh Mậu uống nước cũng ra đứng coi. Cô có vẻ hiểu biết về cờ tướng và cũng xen vào định nước cờ với cha. Đặc biệt là khi có cô gái, Lý Anh Mậu chơi cờ cứ thất thế và chịu thua ông già luôn. Chợt cô nói:

-Ảnh thả... đó ba ơi! Đừng chơi nữa!

Ông già ngẩng lên cười:

-Mầy thả cờ... cho tao ăn hả!

Lý Anh Mậu hấp tấp nói:

-Dạ... đâu có, bác đánh thắng con thật mà!

Sau ván cờ đó, ông Ba Lân vào nói với vợ:

-Thằng Mậu thông minh, giỏi lắm, lại đánh cờ với tôi có vẻ lịch sự, nó luôn nhường tôi vài ba nước! Tôi nghe nói nó là em của nhà văn Lý Văn Sâm nổi tiếng nữa, đâu có tầm thường!

Bà nói:

-Cái ông này làm gì mà hỏi lý lịch nó dữ vậy ông"

Ông Ba Lân nói:

-Ý tôi muốn nói với bà là con gái mình cũng rất nể phục nó. Con nhỏ xưa nay không hề nể phục ai cả!

Bà cười:

-Thôi... tôi biết rồi! vậy ông muốn bắt thằng Mậu này lại... cho ở rể chứ gì!

Ông Ba nói:

-Nhưng phải thử cái tài nó có thực hay không đã. Ngày mai tôi mở hội cờ tướng, bà lo các thức ăn đãi tiệc mọi người đi.

Ngày hôm sau, ông Ba Lân cho bày ra ba bàn cờ tướng mới tinh. Ông cho đầy tớ đưa thư mời như có vẻ thách mọi người xa gần nổi danh cờ tướng khắp nơi về tranh giải.

Chẳng bao lâu hội cờ tướng mở ra, có cả mấy ông chức sắc trong làng đến. Người dân nghe có hội cờ bỏ cả công việc vườn tược, đồng áng đến xem hội rất đông.

Hội cờ ba ngày chọn ra ba Kỳ thủ đấu nhau, cuối cùng chọn lại một kiện tướng và cho Lý Anh Mậu ăn mặc đồ mới tinh, lại chít khăn đóng để ngồi chính vị.

Lần lượt Lý Anh Mậu hạ hết từng người, đến lúc đấu với ông Ấm Kỳ thì có ý nhường ông một nước để thủ hòa!

Thế là tiếng tăm Lý Anh Mậu trong giới cờ tướng nổi lên như cồn, ai cũng đồn đại, đến tai ông anh Lý Văn Sâm.

Lý Văn Sâm nói với anh em:

-Thằng đó suốt đời nghèo khổ vì cờ!

Ông Ba Lân cho con gái nâng khăn sửa túi cho chàng rể phiêu bạt giang hồ. Nhưng chẳng bao lâu, kỳ thủ Lý Anh Mậu lại chán cảnh ngồi không, lại xách thùng hớt tóc dạo từ bỏ gia đình cha mẹ vợ mà ra đi.

Thời đó có một kỳ thủ đệ nhất ở Bắc Hà vào thi đấu ở hội chợ Vườn Ông Thượng còn gọi là Vườn Bờ rô, kỳ thủ này sau khi hạ gần hết các tay cờ tướng miền Nam thì đụng với Lý Anh Mậu, ba ván cờ quyết tử lừng danh nhưng đều phải hạ tay bái phục chàng thanh niên kỳ tài.

Vừa lúc đó hội cờ tướng miền Nam có mời được vô địch cờ tướng Hồng Kong là Lý Chế Hải sang đấu. Nhưng Lý Chế Hải đấu với người vô địch cờ tướng Bắc Kỳ đã bị thua trước, nên không được độ với Lý Anh Mậu nữa.

Lý Anh Mậu thành bậc đại kiện tướng thất nghiệp, lúc này đã ngoài tuổi ba mươi, ông đi lang thang ở chợ Sài gòn để kiếm ăn.

Nhất là đám bày cờ thế ở bến xe lửa Sài Gòn có Hoàng áo Đỏ, lần nào thấy Lý Anh Mậu đến chen vào coi, cũng đến sau lưng họ Lý bỏ mấy đồng nhét vào tay Lý Anh Mậu mà nói:

-Cha ơi, lấy mấy đồng uống cà phê rồi đi chỗ khác dùm con, để con kiếm ăn...

Sài Gòn Chợ Lớn lúc này có nhiều hội cờ tướng nhất là ở quận 5, gần đường Khổng Tử. Số người mê cờ độ, đánh ăn tiền lớn, nghe tiếng Lý Anh Mậu bèn mời vào trợ thủ. Họ đánh cờ trong tiệm nước lớn như Đại La Thiên, Lý Anh Mậu đóng vai người giúp việc bưng nước trà đãi khách. Hễ khi nào chủ quán bị chiếu bí, hay gặp ván cờ khó thì vào cho Lý Anh Mậu bưng bình trà ra, có sẵn ám hiệu, Lý xem nước cờ rồi ra dấu từng nước để chủ thắng đối phương.

Họ nuôi dưỡng Lý Anh Mậu vài ngày thì họ Lý bị khám phá ra, không dùng được nữa, Lý Anh Mậu lại thất nghiệp, ông đi lang thang vào vùng đồng Ông Cộ ở Gia Định.

Lúc đó ở đồng Ông Cộ, ăn mày mỗi ngày đi ăn xin, tối về chùm nhum lại đánh bài, cho vay hay ăn nhậu với nhau. Ban ngày chúng đi ăn mày, đứng coi các nhóm đánh cờ ở chợ Sài Gòn gần Kim Sơn, Thanh Thế! Nhờ họ nói, Lý Anh Mậu mới biết Đồng Ông Cộ có sòng bạc lớn, đúng hơn là sòng đánh cờ tướng thật ồn ào đông đúc.

Phần nhiều dân chạy taxi đến chiều thứ Bảy thì đúc xe từng dọc, từng dãy trên con đường đất um tùm tre nứa và mồ mả rồi bắt đầu đánh cờ tướng ăn tiền lớn với nhau.

Tay chủ chứa xếp sòng là Hai Thiện, dân có máu mặt đứng sòng tổ chức hội cờ tướng đánh với các kỳ thủ từ Lái Thiêu xuống hay từ Sài Gòn Chợ Lớn vào, toàn con buôn có tiền của.

Lý Anh Mậu đem theo một ông chủ có tiền ở quán nước Sinh Ký giả làm dân ghiền đi coi đánh cờ đột nhập vào khu đồng Ông Cộ.

Anh Hai Thiện hôm đó thắng lớn, hết tay chơi định dẹp thì Lý Anh Mậu xin vào đánh. Ván cờ đó số tiền khá lớn.

Đánh được ba bốn ván thì Lý Anh Mậu thắng được một, sau đó từ từ thắng luôn hai ván rồi đứng lên, hẹn thứ bảy tới. Biết gặp tay cao cờ, Hai Thiện đành đồng ý. Mấy ngày sau Hai Thiện xuống Sài Gòn tìm được Hoàng Áo Đỏ, cả hai đi mời được bậc thầy cờ ở đình Phú Thạnh lên Đồng Ông Cộ để thi đấu với Lý Anh Mậu, ông này tên là Đình Quí xuống núi theo hai người chờ họ Lý vào sáng thứ bảy.

Hai Thiện bày những ván cờ mình bị thua ra nói:

-Anh chàng này đánh cờ có thua có thắng. Nhưng rất lạ là đến khi mình chiếu bí lại bị hắn ta chiếu bí lại, ăn chỉ có một hai nước cờ thôi. Tức lắm nên tôi mới thỉnh bác lên đây để đối địch với hắn cho xứng tay.

Đình Quí nói:

-Chết cha rồi, ông gặp tay cao thủ cờ tướng rồi đây. Để tôi xem tôi có thể đối địch với anh ta nổi hay không cho biết.

Dân chạy taxi mê cờ tướng như mê đá gà. Sáng thứ bảy đã đậu xe nghẹt cả lối vào vườn nhà Hai Thiện và bắt đầu sát phạt nhau inh ỏi!

Hai Thiện, Hoàng Áo Đỏ và Đình Quí đang ngồi uống cà phê trông ra đường chờ đội kỳ khách. Mặt trời lên độ một sào thì ba người thấy một trung niên từ xa đi lại.

Hai Thiện chỉ và nói:

-Đó đó! Hắn ta tới rồi đó!

Hai Thiện vừa nói xong, thì Đình Quí và Hoàng Áo Đỏ đứng bật lên gọi.

-Anh Mậu! anh Mậu!

Lý Anh Mậu vừa bước tới nghe gọi khựng đứng lại. Hoàng Áo Đỏ chạy vụt ra đón chào. Còn bậc thầy của Hai Thiện là Đình Quí quay lại chửi thề!

-Chết cha rồi! Mầy nhè ông thầy cờ của tao mà dám đánh với ổng, thua là phải rồi.

Hoàng Áo Đỏ vui vẻ mời Lý Anh Mậu vào mà giới thiệu:

-Đây là ông Lý Anh Mậu vua cờ tướng, người đã hạ Lý Chế Hải của Hồng Kong đó, sao anh dám chơi với ông!

Hai Thiện tá hỏa, mặt sượng trân.

-Thôi thì bày tiệc rượu lên, đãi ổng một bữa cho thỏa lòng. Gặp thái sơn trước mặt mà thằng em này không biết thật đáng tội.

Ai nấy đều cười xòa lên. Cả khu đồng Ông Cộ nghe nói có Kỳ Vương, đại kiện tướng Lý Anh Mậu lên chơi kéo ùa nhau chiêm ngưỡng vô cùng huyên náo và đầy trọng vọng đối với ông vua cờ tướng thời đó.

Trước đây họa sĩ Hoài Nam thường chơi với Lý Anh Mậu, cũng nghiên cứu cờ thế. Có lần hỏi Lý Anh Mậu rằng, Anh có thể tính trước được bao nhiêu nước, Lý đáp: Chừng một trăm nước.

-Nếu có người giỏi hơn thì thế nào"

-Họ đi con nào mình đi con nấy. Cùng quá thì thủ huề chứ không thể thua được.

Suốt đời Lý Anh Mậu mê suy nghĩ về cờ tướng, ông nằm chiêm bao thấy cờ tướng hiện lên trên bầu trời khắp nơi như các vị thần tướng.

Sau này ông mất ở nơi nào chúng tôi chưa tìm ra được. Sách cờ thế của Lý Anh Mậu được nhà xuất bản Khai Trí in lại rất nhiều cho đến ngày nay vẫn còn tái bản luôn, đó là chút tuyệt nghệ của Lý Anh Mậu, một người suốt đời chỉ nghĩ có cờ tướng mà không quan tâm bất kỳ việc gì cho bản thân của mình. 

(Tác giả: Trần Tuấn Kiệt . Nguồn: Vietbao.com)

Giang hồ kỳ thủ

Cờ tướng là môn thể thao cân não xuất phát từ Trung Quốc và rất phổ biến ở Việt Nam. Không ít kỳ thủ làng cờ Việt Nam nổi danh thế giới với những ván cờ kỳ ảo. Tùy theo ngoại hình, tính cách, thói quen, quái chiêu, tuyệt kỹ...của từng danh thủ mà họ được quần hùng tặng những biệt danh thú vị, dựa vào những nhân vật nổi tiếng trong các pho tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.

Chánh và tà

          Không phải ngẫu nhiên mà người xưa thường ví một ván cờ như một trận chiến,mỗi chiêu mỗi thức trong cờ tướng được ví như các chiêu thức trong võ lâm. Không ít bậc cao nhân, tiền bối vì mê cờ mà kết giao bằng hữu, huynh đệ...
           Sài Gòn trước 1975, xuất hiện nhóm "Võ Đang thất hiệp" vang danh tứ hải. Các cao thủ này là những bậc trí thức với những nghề danh giá. Họ thường luận cờ để giải khuây và hay hành hiệp trượng nghĩa bằng cách chỉ bảo cho các hậu bối. Theo thứ bậc về tuổi tác cũng như tuyệt nghệ mà họ được phân chia ngôi thứ. Người được quần hùng tôn sùng gọi là đại ca Tống Viễn Kiều chính là nhà giáo Lê Văn Đặng, ông là kỳ thủ có nhiều chiêu thức biến hóa nên được các huynh đệ nể trọng. Nhị ca Nguyễn Hữu Quang cũng kiếm sống bằng nghề gõ đầu trẻ. Người thứ 3 là bác sĩ Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ là "tiểu tướng" Quách Anh Tú - hiện là Chủ tịch Liên đoàn Cờ TP.HCM, còn quý tử của nhà văn Bình Nguyên Lộc - giáo sư Tô Hòa Dương xếp hàng thứ 6. Nhưng thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng lại là thất đệ Lê Thiên Vị - hiện là Ủy viên BCH Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Việt Nam. Nhóm “Võ Đang thất hiệp” thường tập họp và bàn luận về cờ tại "sơn trang" thầy giáo Đặng và những buổi luận cờ này chỉ ngưng khi danh thủ Trương Thúy Sơn Quách Anh Tú lên đường tham gia cách mạng năm 1968.
Nhờ thường xuyên luyện công, nên công lực của Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị ngày càng thăng tiến. Trong những lần xuống núi, Lê Thiên Vị từng lập các chiến công hiển hách như: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp Quốc tế đại sư tại Giải vô địch thế giới lần 4 - 1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ. Thời đó Lê Thiên Vị tung hoành ngang dọc chốn giang hồ và trăm trận trăm thắng ở các ván cờ độ tại các kỳ đài nổi tiếng ở đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Không cần dùng hết khoảng thời gian đốt cháy một nén nhang, kỳ thủ Lê Thiên Vị đã dễ dàng triệt hạ đối thủ. Lúc đó, mỗi khi gặp công tử họ Lê, người giang hồ thường hỏi, hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng nhiều hay ít. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên biệt danh "Thiên hạ đệ nhất sát" đã làm chết tên thất đệ Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị. Đã có nhất sát thì phải có nhị sát, tam sát. Hai người bạn thân Trần Quới và Lê Nhị Trí đã đồng ý cùng hội cùng thuyền với Lê Thiên Vị để chấp nhận hỗn danh "Giang hồ tam ác".

Hai kỳ thủ số một VN

         Thành công nhất trong làng cờ VN phải kể đến “Tứ liên bá" (4 lần vô địch liên tiếp) Mai Thanh Minh. Khuôn mặt khắc khổ và nước da tai tái là đặc điểm chung của những người từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. Chính vì đặc điểm này, nên mọi người thường gọi anh là Minh "rét" mỗi khi anh xuất hiện ở các làng cờ độ. Sau khi được tập luyện dưới sự huấn luyện bài bản của cố danh thủ Phạm Thanh Mai, công lực của Mai Thanh Minh trở nên thâm hậu. Chính anh là người đã làm rạng danh làng cờ VN với giải hạng 3 thế giới tranh cúp Phật thừa (Hawaii 1999). Anh cũng là người đầu tiên của VN vinh dự được phong Quốc tế đại sư. Cùng với các đồng đội của mình, Mai Thanh Minh từng đoạt HCĐ giải hạng 3 đồng đội thế giới 2000, 2 HCB đồng đội châu Á 1994, 1998. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Mai Thanh Minh bật mí: "Tôi thường thi đấu theo kinh nghiệm và thường dùng “vô chiêu để thắng hữu chiêu". Điều này phù hợp với nhân vật Lệnh Hồ Xung trong "Tiếu ngạo giang hồ" nên người đời đặt cho anh biệt danh "Độc cô cửu kiếm".
Một kỳ thủ khác cũng danh nổi như cồn chính là "Túy kỳ tiên" Trềnh A Sáng. Không hổ danh là đệ tử lưu linh, Trềnh A Sáng uống rượu chẳng thua gì Tiêu Phong. Hễ gặp chiến hữu là uống, có người mời là OK. Có một giải đấu vì cả nể bằng hữu mà "Túy kỳ tiên" uống say bí tỉ nên phong độ giảm sút, may nhờ nội lực thâm hậu mà anh dần lấy lại phong độ ở các ván sau và xuất sắc đoạt huy chương tại giải. Thành tích của Trềnh A Sáng cũng rất đáng nể với 4 lần vô địch quốc gia cùng tấm HCV Giải vô địch ĐNA 1996, HCĐ cá nhân Giải vô địch châu Á 2001. Trềnh A Sáng cũng là kỳ thủ đầu tiên của VN đạt chuẩn Đặc cấp quốc tế đại sư. Như các nhân vật chính của Kim Dung, Trềnh A Sáng xuất thân nghèo khổ với nghề bán giày dép. Nhưng ít ai ngờ "hài chảy" đã đạt đến "tầng thứ 9" của môn cờ tướng bằng sự đam mê của mình. Trong các kỳ đài ở TP.HCM, những ván đấu giữa "Độc cô cửu kiếm" Mai Thanh Minh và "Túy kỳ tiên" Trềnh A Sáng luôn thu hút đông đảo quần hùng và những ván đấu này thường được giang hồ bàn luận suốt một khoảng thời gian dài sau đó. Các hội cờ người ở các ngày lễ, Tết do kỳ thủ này làm thống soái cũng luôn thu hút đông đảo người xem bởi những cách điều quân, khiển tướng kỳ diệu.


Những lữ khách giang hồ 

     Tác phẩm võ hiệp thường xoay quanh các môn phái, bang hội, các gia đình thế gia vọng tộc với những tuyệt chiêu riêng thì trong làng cờ VN cũng có những gia đình nổi tiếng vì tuyệt kỹ chơi cờ. Nổi bật trong số đó là 4 anh em ruột mà người đời thường gọi là "Diệp gia tứ hổ", gồm: Diệp Khai Nguyên, Diệp Khai Dương, Diệp Khai Hằng và Diệp Khai Hồng. Cả 4 đều là những cao thủ hàng đầu trong giới kỳ thủ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện chỉ còn mỗi mình Đại hổ Quốc tế đại sư Diệp Khai Nguyên là vẫn còn bám trụ với cờ. Từng nổi tiếng châu lục với 2 ván cờ hòa trước đại danh thủ Hồ Vinh Hoa của Trung Quốc, Diệp Khai Nguyên cũng chính là sư phụ của 2 kỳ thủ nổi tiếng Ngô Lan Hương và Trương Lê Hoàng.
Một kỳ thủ tài hoa xuất chúng khi còn rất trẻ chính là kỳ thủ Trần Văn Ninh. Mới ở độ tuổi 18, Ninh đã làm dậy sóng giang hồ và làm điên đảo nhiều danh kỳ từ Nam chí Bắc trên bước đường hành tẩu. Giọng nói nhỏ nhẹ, tính cách thâm trầm, lại hùng cứ một vùng duyên hải miền Trung nên giang hồ phong cho anh biệt danh "Đông phương bất bại". "Không giống ai", lại là một hiện tượng khác của "Phong trần quái khách" Hoàng Đình Hồng. Với kỳ tài của mình, ông đã một mình chu du khắp chốn giang hồ, biết tất cả các tụ điểm, bang giao với hầu hết kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng đi thi đấu cờ độ lại cứ thích đi một mình, nên biệt danh "Độc hành đại đạo" âu cũng xuất phát từ đó. Quốc tế đại sư Mong Nhi cũng nổi bật không kém khi được báo chí nước ngoài phong tặng là "Việt Nam hắc hiệp" khi ông xuất thần đánh bại Đặc cấp quốc tế đại sư của Hồng Kông Triệu Nhữ Quyền.

    Trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi lần nhắc tên các danh kỳ nam cũng đôi phần nể trọng. Chuyên thách đấu cờ độ khắp hang cùng ngõ hẻm với các đấng mày râu là "Diệt tuyệt sư thái" Lê Thị Hương. Rất nhiều người vì xem thường nữ giới mà bị sư thái móc đến cháy túi. Thường sử dụng những chiêu thức giang hồ, nhưng các nước cờ của Hương lại biến hóa khôn lường khiến bao phen làm đối thủ ôm hận. Khi tiếng tăm của Hương đã bay xa khỏi khu vực Tân Định, Đa Kao thì Hương được "Độc hành đại đạo" Hoàng Đình Hồng giới thiệu cô về đầu quân cho CLB cờ quận 4 và cô nhanh chóng chiếm một suất chính thức của đội tuyển quốc gia. Sư thái Lê Thị Hương đã đem về cho VN 2 HCB, 2 HCĐ châu Á và trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên của VN được phong Đặc cấp quốc tế đại sư.
     Ngoài ra các tên tuổi như: "Bạch mi Ưng vương" Trương Á Minh, "Sát nhân vô ảnh" Trần Quốc Việt, "Khô Mộc Thiền sư" Dương Thanh Danh, "Tía Sam Long vương" Trần Thị Ngọc Thơ, "Thiết chưởng lão nhân" Trịnh Mỹ Linh, "Thiếu lâm Không Kiến thần tăng" Phạm Tấn Hòa... cũng đều được xem là những kỳ tài của VN với những tuyệt chiêu riêng biệt.

(Nguồn:INTERNET)

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Hướng dẫn cơ bản về SW DongPing

Dong-Ping chess Mini : 

Link down: http://www.mediafire.com/file/k1w0j4zymdn/Dong-Ping chess Mini.rar


Tham khảo thêm tại trang : http://cotuong.thanglongkydao.com/threads/47711-Cach-su-dung-trang-httpwwwdpxqcom.tlkd ,  http://ttvnol.com/co/100714 . Bài viết phía dưới có sự hỗ trợ của Go_Player = doshaku.


doshaku : bấm vào dòng search đầu tiên ra quân số tương tự, dòng thứ 2 cho ra hình cờ, dòng thứ 3 cho ra nước đi nếu có.
Nếu dịch chính xác như sau:

 Bấm nút 1 ra bảng search 2 như sau :
Số quân cùng với các game phụ tìm kiếm hiện tại :  hồng thắng   hắc thắng   hòa kì
Tìm kiếm tình hình hiện tại với cùng một hình cờ :              hồng thắng   hắc thắng   hòa kì
Tìm kiếm tình hình hiện tại và thay đổi số liệu thống kê :      hồng thắng   hắc thắng   hòa kì
Tìm kiếm tất cả các bên game người chơi Red trong Data Dpxq :   thắng cục /  phụ cục /  hòa cục
Tìm kiếm tất cả các bên game người chơi Black trong Data Dpxq :   thắng cục /  phụ cục /  hòa cục
Tạo hình cờ =SW Coffe chess / tìm thấy cùng một loại tìm kiếm  :  Ban / giải pháp hiện tại hỗn hợp
Sau đó bạn bấm vào vị trí Hồng thắng ,  hắc thắng , Thắng cục (bên thắng)... trên sw dongping nó sẽ dẫn tới data cụ thể cho từng loại.
Nếu bạn search từ 1 FEN bất kỳ từ Data hay Ebook post trên bàn cờ Dongping thì khi bấm vào dòng thứ 2 ra hình cờ tương tự, điều đó là đương nhiên vì nó có sẵn các ván cờ đó trong Database của web dpxq . Bạn hãy thử 1 Fen của sw Cyc sau khi hết book sẽ rõ hơn,ko fai lúc nào cũng ra hình cờ tương tự (Nếu ra được thì chấp cả PC 48U :))  ).


doshaku : xin giúp bro về phần nội dung tìm kiếm
- Tìm kiếm ván cờ với số quân tương đồng ( tìm kiếm ván cờ có số quân tương đồng mà có kết quả: : Đỏ thắng - đen thắng - hòa)
- Tìm kiếm ván cờ với hình cờ tương đồng ( tìm kiếm ván cờ với hình cờ tương đồng mà có kết quả: Đỏ thắng - đen thắng - hòa)
- Tìm kiếm các thống kê về nước biến tại cục diện này ( tìm kiếm các thống kê về nước biến tại cục diện này mà đưa đến kết quả: Đỏ thắng - đen thắng - hòa)
  Những chữ viết nghiêng là tôi thêm vào để bổ nghĩa cho dễ hiểu, ngôn ngữ trong nguyên bản hơi khô khan, sợ là khó hiểu với người chưa tiếp xúc.

Tạo ván cờ minh họa bằng SW Dongping từ file XQF bất kỳ
Trang web : http://www.dpxq.com/hldcg/share/soft/ cung cấp hàng loạt các tool hỗ trợ để convert các định dạng xử dụng cho sw Dongping
Bạn download Tool convert XQF qua UBB và HTM :  http://www.mediafire.com/?d43cgrle34mmqqw
Sau khi Install vào đĩa C bạn copy toàn bộ các file vào 1 Folder chứa data XQF, Bấm chọn 1 trong 3 file hướng dẫn theo hình :


Cách post code UBB từ CCBridge ( hoặc data PGN,XQF,MXQ) lên sw Dongping của web dpxq (Dùng minh họa Flash cho các web cờ ) : 

Dựa theo hướng dẫn của Go_Player mình bổ sung thêm (Bạn có thể bỏ qua bước dùng Notepad , sau bước 2 Paste thẳng vào khung nhập dữ liệu của dpxq) : 


Sau đó vào trang  http://www.dpxq.com/hldcg/dhtmlxq/?s=dhtml  để dán Code UBB (Nhớ xóa hết Lời giới thiệu trong khung trước khi Dán code) : 







Tới đây dựa theo cách Hướng dẫn post bàn cờ Dongping để post ván cờ lên :
Trước hết bạn vào trang : http://dpxq.com/hldcg/search/ . Sau đó đăng ký như hình dưới ( dùng chữ từ a-->z , số từ 0--->9 , User name và Pass từ 2-->16 ký tự) : 








Nếu Post ở TGCT thì thay Code số 444961 vào đoạn Code 444943 trong Flash :
<EMBED src=http://www.dpxq.com/DhtmlXQ_www_dpxq_com/DhtmlXQ.swf?DhtmlXQ=m444943.swf width=500 height=350 type=application/x-shockwave-flash>
Để thành:
<EMBED src=http://www.dpxq.com/DhtmlXQ_www_dpxq_com/DhtmlXQ.swf?DhtmlXQ=m444961.swf width=500 height=350 type=application/x-shockwave-flash>

Post nguyên văn đoạn Code Flash này lên là ra bàn cờ Dongping minh họa.

hduc2012;22155899 wrote:Chào Anh tuangod ,có cách nào copy FEN từ ván cờ sau, copy toàn bộ ván cờ vào SW CCBridge3_VN ?
http://cotuongq3.blogspot.com/2010/08/tuyen-nhung-van-co-oi-cong-hap-dan.html

Các bạn tham khảo thêm tại : http://ttvnol.com/co/1401996 , http://cotuong.thanglongkydao.com/threads/47711-Cach-su-dung-trang-httpwwwdpxqcom.tlkd

Sau khi có nick trên dpxq bạn vào http://cotuongq3.blogspot.com/2010/08/tuyen-nhung-van-co-oi-cong-hap-dan.html  và làm theo hình sau :

 

sau khi vào trang web dpxq bạn điến Nick , pass ... như sau ; 

 

Sau khi bấm nút Thực hiện bước cuối cùng sẽ ra bàn cờ Dongping hoàn chình và bạn có thể copy FEN , UBB ... như tui đã hướng dẫn trong topic này : 

 

Sau khi copy đoạn code UBB ( tương tự như cách copy FEN hình trên) bạn dán vào sw CCBride là ra bàn cờ đầy đủ :